"Mổ bụng" tàu ngầm U-Boat nổi tiếng của Đức

    Nova,  

    Các nước Đồng minh phải chi số tiền tới 26,4 tỷ USD để chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm U-boat. Trong khi đó, chiến dịch tàu ngầm của Đức chỉ tiêu tốn 2,86 tỷ USD.

    Tàu ngầm lớp U-boat là một trong những khí tài nổi tiếng của quân đội đức trong hai cuộc thế chiến, U-boat là tên được phiên âm tiếng Anh của tên tiếng Đức U-Boot, viết tắt của từ Unterseeboot. Các tàu U-boat có thể được sử dụng hiệu quả chống lại tàu chiến đối phương, nhưng trên thực tế, chúng được sử dụng hữu hiệu nhất trong chiến tranh kinh tế (săn bắt tàu hàng), phong tỏa bờ biển chống chuyên chở đường thủy. Mục tiêu chính của các chiến dịch sử dụng U-boat trong cả hai cuộc đại chiến là các chuyến tàu vận tải tiếp vận từ Anh Quốc và Hoa Kỳ tới các đảo thuộc quần đảo Anh. Các tàu ngầm của Đế quốc Áo Hung trong Đệ nhất thế chiến cũng được gọi là U-boat. Dưới đây là những hình ảnh được chụp bên trong tàu ngầm Đức bị thủy lôi phóng từ tàu chiến của quân Đồng minh bắn chìm năm 1918.

     Hình ảnh 4 ống phóng ngư lôi và cánh hỗ trợ lặn của tàu ngầm UB-110 chụp từ phía ngoài.

    Hình ảnh 4 ống phóng ngư lôi và cánh hỗ trợ lặn của tàu ngầm UB-110 chụp từ phía ngoài.

     Hình ảnh bên trong khoang phóng ngư lôi của U-boat.

    Hình ảnh bên trong khoang phóng ngư lôi của U-boat.

     Cận cảnh những ống phóng bên trong tàu UB-110.

    Cận cảnh những ống phóng bên trong tàu UB-110.

     Ảnh chụp ống kính tiềm vọng, vô lăng áp suất và đồng hồ van.

    Ảnh chụp ống kính tiềm vọng, vô lăng áp suất và đồng hồ van.

     Cận cảnh vô lăng điều khiển cánh lặn - nổi của tàu ngầm, đồng hồ đo độ sâu và đồng hồ nhiên liệu.

    Cận cảnh vô lăng điều khiển cánh lặn - nổi của tàu ngầm, đồng hồ đo độ sâu và đồng hồ nhiên liệu.

     Các van kiểm soát áp suất không khí và bộ điện tín trong nội bộ tàu ngầm U-boat.

    Các van kiểm soát áp suất không khí và bộ điện tín trong nội bộ tàu ngầm U-boat.

     La bàn, van điều khiển tàu, loa liên lạc khoang động cơ và bộ điện tín.

    La bàn, van điều khiển tàu, loa liên lạc khoang động cơ và bộ điện tín.

     Hệ thống kiểm soát mạng điện trong khoang điều khiển tàu ngầm.

    Hệ thống kiểm soát mạng điện trong khoang điều khiển tàu ngầm.

     Ảnh chụp một góc khoang điều khiển và lối dẫn xuống khoang động cơ và khoang ngư lôi.

    Ảnh chụp một góc khoang điều khiển và lối dẫn xuống khoang động cơ và khoang ngư lôi.

     Tủ chứa đồ của thủy thủ đoàn.

    Tủ chứa đồ của thủy thủ đoàn.

     Khu vực động cơ diesel của UB-110.

    Khu vực động cơ diesel của UB-110.

     Cận cảnh phía trước của UB-110.

    Cận cảnh phía trước của UB-110.

    Tàu ngầm đầu tiên được đóng tại Đức là chiếc Brandtaucher, thiết kế năm 1850 bởi nhà phát minh, kỹ sư Wilhelm Bauer, đóng bởi hãng Schweffel & Howaldt tại Kiel cho Hải quân Đức. Tiếp đó là các mẫu W1 và W2 vào năm 1890, đóng theo mẫu thiết kế tàu ngầm Nordenfelt. Năm 1903, xưởng đóng tàu của hãng Germaniawerft tại Kiel đã hoàn thành chiếc tàu ngầm với chức năng hoàn thiện đầu tiên tên Forelle và bán lại cho Nga trong thời kỳ chiến tranh Nga - Nhật vào tháng 4 năm 1904.

    Những công trình đầu tiên được tiến hành bởi kỹ sư người Tây Ban Nha - Raymondo Lorenzo d'Equevilley Montjustin. Chiếc tàu đầu tiên của Hải quân Đức được đóng năm 1905. Đó là chiếc tàu lớp Karp, với hai lớp vỏ, chạy bởi động cơ Körting bằng dầu kerosene, vũ trang với một ống phóng lôi. Động cơ diesel chỉ được lắp đặt trong các tàu ngầm của Đức lớp U-19 năm 1912–13. Khởi đầu Đệ nhất thế chiến, Đức có 48 tàu ngầm, thuộc 13 lớp, đã hoàn thành hoặc đang được đóng.

    Khởi đầu Đệ nhất thế chiến, Đức có 29 chiếc U-boat hoạt động; trong vòng 10 tuần, chúng đã đánh chìm 5 tàu tuần dương hạm của Anh. Tới tháng 10, chiếc U-9 đánh chìm các chiến hạm cũ của Anh là chiếc HMS Aboukir, Cressy và Hogue chỉ trong có một giờ. Cuối cùng thì chiến thuật của Đức cũng thất bại, không đủ để ngăn cản hoạt động vận chuyển của Đồng minh, phần nhiều là do sự xuất hiện của các tàu hộ tống, trước khi binh lính và vật tư chiến tranh từ Mỹ được đưa tới Pháp. Tuy nhiên, lý do chính của việc chiến tranh chấm dứt là việc Anh phong tỏa Đức, khiến cho kinh tế sụp đổ. Trong tổng số 360 tàu ngầm Đức được đóng, có 178 chiếc bị mất, nhưng chúng đã đánh chìm được 11 triệu tấn hàng hóa.

     

    Chiến thuật sử dụng tàu ngầm U-Boat trong thế chiến 2.

    Thế chiến 2 bùng nổ và U-boat một lần nữa lại góp mặt, chiến thuật sử dụng U-boat là một phần chính trong Trận chiến Đại Tây Dương, diễn ra suốt thời kỳ chiến sự. Đức có hạm đội tàu ngầm lớn nhất, vì Hòa ước Versailles giới hạn hạm đội nổi của Đức chỉ được có 6 thiết giáp hạm (nhỏ hơn 10.000 tấn), 6 tuần dương hạm và 12 khu trục hạm. Thủ tướng Anh Winston Churchill đã viết "Điều duy nhất khiến tôi kinh sợ trong suốt cuộc chiến là hiểm họa U-Boat".

    Các chiến thuật chống tàu ngầm, như sử dụng radar, sonar, thuốc nổ đánh ở độ sâu, cối ASW, phá mã Enigma của Đức, sử dụng thiết bị Leigh Light, máy bay hộ tống (đặc biệt là dùng tàu sân bay hộ tống hạng nhỏ) và việc Hoa Kỳ tham chiến, với khả năng đóng tàu to lớn, đã xoay chiều chiến tranh với U-boat. Cuối cùng, hạm đội U-boat chịu tổn thất nặng, với 793 U-boat bị mất, và khoảng 28.000 thủy binh (tức 75% lực lượng). Cùng lúc, Đồng Minh đánh phá các xưởng đóng tàu U-boat và căn cứ từ đó chúng xuất phát.

    Các nước Đồng minh phải chi số tiền tới 26,4 tỷ USD để chống lại mối đe dọa từ tàu ngầm U-boat. Trong khi đó, chiến dịch tàu ngầm của Đức chỉ tiêu tốn 2,86 tỷ USD. Xét ở gốc độ kinh tế, chiến dịch tàu ngầm là một thành công lớn của Đức đưa tàu ngầm U-boat trở thành một trong những vũ khí có ảnh hưởng nhất của chiến tranh.

    Tổng hợp

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ