Mổ sạc nhanh BPhone, tìm nguyên nhân phát nổ

    PAV,  

    Việc người dùng bị nổ sạc Bphone có lẽ không phải tự nhiên, và đây có lẽ là nguyên nhân.

    Cách đây 1 tuần, 1 sự kiện hy hữu đã xảy ra đối với chiếc sạc nhanh BPhone đó là việc một thành viên trên diễn đàn của BKAV đã đăng 1 bài viết cho rằng bộ sạc nhanh BPhone của người này đã phát nổ và bốc khói làm ám đen 1 phần cục sạc.

    Phía diễn đàn BKAV đã đưa thẳng thread nói trên vào khu cách ly khiến người ngoài không thể theo dõi tiếp tình hình. Chính động thái này đã khiến cho BKAV nhận được rất nhiều chỉ trích vì lý do thiếu tiếp thu ý kiến từ cộng đồng.

    BKAV không đưa ra câu trả lời chính thức vì vậy chúng tôi đã liên hệ và tìm mượn bộ sạc nhanh của BPhone để mổ xẻ, tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự cố hy hữu này.

    Để bạn đọc dễ dàng so sánh chúng tôi sẽ cùng mổ bụng 2 bộ sạc nhanh, 1 là BPhone 2 là của Xiaomi Mi4. Cả 2 bộ sạc này đều sử dụng cộng nghệ sạc nhanh QuickCharge do Qualcomm phát triển.

    Dưới đây là những hình ảnh khi mổ xẻ 2 bộ sạc này:

    2 bộ sạc nhanh của BKAV và Xiaomi, đều dùng công nghệ QuickCharge 2.0 của Qualcomm.

     

    2 Tụ lọc đầu vào của 2 bộ sạc (khoanh đỏ). 

    2 Tụ lọc đầu ra đặt sát với cổng ra (USB). Trong đó, Xiaomi sử dụng tụ nhôm, BKAV sử dụng tụ hóa.

    2 tụ đầu ra nhìn từ bên cạnh.

    2 tụ đầu ra nhìn từ bên cạnh.

    Mặt sau của 2 bộ sạc, có khá nhiều linh kiện trong đó quan trọng nhất là chip điều khiển nguồn (khoanh đỏ).

    Trước khi phân tích bài viết sẽ nói qua 1 chút về nguyên lý của mạch sạc cho điện thoại.

    Theo lý thuyết, dòng điện 220V khi đi vào sạc sẽ được 2 tụ lớn và 1 số diot lọc và chỉnh lưu về 1 dòng điện 1 chiều trước, sau đó dòng điện 1 chiều có gợn sóng sẽ đi qua biến áp (màu vàng) để điều chỉnh điện áp xuống còn 5V để phù hợp với điện áp đầu vào của điện thoại.

    Cuối cùng dòng điện 5V 1 chiều (gợn sóng) sẽ được 2 tụ lọc đầu ra san phẳng thêm lần cuối để dòng điện ra khỏi bộ sạc bằng phẳng hơn.

    Đánh giá cảm quan

    Chính vì lẽ đó các tụ ở phía đầu ra của sạc thường được sử dụng tụ nhôm để dòng điện ra ổn định hơn cũng như cho độ bền tốt hơn.

    Dựa vào cảm quan, các bạn có thể thấy ngay, tụ lọc cuối của Xiaomi sử dụng là tụ nhôm, Bphone lại sử dụng tụ hóa.

    Tuy nhiên trong cái nhược cũng có cái ưu, đó là vì BPhone sử dụng tụ hóa khá rẻ tiền nên khi sạc BPhone bị hỏng do phồng tụ, các bạn có thể chạy ngay ra những chợ bán đồ điện tử bình dân để mua lại tụ khác về thay thế với giá khoảng 500 đồng mỗi chiếc.

    Còn của Xiaomi thì vừa khó kiếm vừa khó thay nên nếu có hỏng thì chỉ còn cách vứt ngay vào sọt rác.

    Đo đạc thực tế

    So sánh cảm quan chỉ là nói suông không có căn cứ. Để chắc chắn rằng bộ sạc nào là bộ sạc kém hơn, chúng tôi sẽ phải sử dụng đến thiết bị đo nhiễu sạc gọi là Oscilloscope. Chiếc máy này có tác dụng hiển thị một cách trực quan đồ thị của dòng điện 1 chiều sau khi ra khỏi sạc.

    Đây là thiết bị đánh giá rất chính xác và được các chuyên gia tin dùng.

    Máy Oscilloscope.

    Máy Oscilloscope.

    Đo thử sạc nhanh BPhone:

    Để đo dòng điện ra của mạch tốt nhất, chúng tôi phải câu dây vào ngay vị trí hàn chân nguồn ra cổng USB bởi khoảng cách càng ngắn độ nhiễu sẽ càng thấp.

    Hàn câu dây điện nguồn vào 220V.

    Hàn câu dây điện nguồn vào 220V.

    Sau khi hàn và nối que đo của Oscilloscope vào mạch đồng thời cắm cáp sạc vào sẵn sàng đo đạc.

    Ở thang đo 50 mV, không tải (không sạc), dòng điện đầu ra là nhiều gợn sóng, mỗi gợn sóng có khoảng cách 1 ô trên máy đo.

    Ở thang đo 50 mV, không tải (không sạc), dòng điện đầu ra là nhiều gợn sóng, mỗi gợn sóng có khoảng cách 1 ô trên máy đo, dao động của dòng điện không tới 10mV.

    Sau khi cắm tải (Mi4) dòng điện bị nhiễu nhiều lớn, mức độ dao động lên tới khoảng 3 ô vuông ở thang đo 50mV tương đương 150mV.  

    Sau khi cắm tải (Mi4) dòng điện bị nhiễu nhiều lớn, mức độ dao động lên tới khoảng 3 ô vuông ở thang đo 50mV tương đương 150mV.

     

    Độ nhiễu của sạc nhanh BPhone.

    Đo thử sạc nhanh Xiaomi:

    Tương tự với sạc Xiaomi, chúng tôi cũng phải câu dây đo tận chân sạc.
    Tương tự với sạc Xiaomi, chúng tôi cũng phải câu dây đo tận chân sạc.
    Vị trí đo được nối trên sạc Xiaomi.

    Vị trí đo được nối trên sạc Xiaomi.

    ở trạng thái không tải, đồ thị là đường gợn sóng với bước sóng khoảng 2 ô vuông ở cùng thang đo với Bphone.

    ở trạng thái không tải, đồ thị là đường gợn sóng với bước sóng khoảng 2 ô vuông ở cùng thang đo với Bphone.

    Sau khi cắm tải, dòng điện bắt đầu dao động, xem hình rõ hơn bên dưới.

    Sau khi cắm tải, dòng điện bắt đầu dao động, xem hình rõ hơn bên dưới.

    Ở cùng thang đo 50mV, mức độ dao động của dòng điện đầu ra nhỏ bằng 1/3 so với sạc BPhone, cụ thể ở đây là khoảng 0,025V (nửa ô vuông).

    Kết luận

    Ở chế độ không tải

    Bphone (trái), Xiaomi (phải).

    Nhìn vào kết quả đo, ở chế độ không tải, cùng thang đo là 50mV và thời gian đo là 5 mili giây các bạn có thể đếm được trên sạc Bphone xuất hiện 10 gợn sóng còn sạc Xiaomi chỉ xuất hiện 6 gợn sóng.

    Điều này cho thấy sạc Bphone bị nhiễu gần gấp đôi Xiaomi, một hãng điện thoại Trung Quốc.

    Ở chế độ có tải

    Sạc Bphone có mức nhiễu đỉnh điểm lên tới 150mV và số lượng "gai nhọn" cũng dày đặc cho thấy mức nhiễu liên tục, kéo dài không ổn định.

    Sạc Xiaomi cho thấy kết quả dao động thấp hơn ở mức nửa ô vuông tức là khoảng 25mV, dòng điện đầu ra thẳng và rất ít "gai nhọn".

    Dựa vào kết quả đo đạc chúng ta có thể thấy bộ sạc của BPhone sử dụng những linh kiện chất lượng thấp hơn nên dòng điện đầu ra có nhiễu lớn và thường xuyên, chính những nhiễu động này là tác nhân gây nóng và hư hỏng thiết bị khi sử dụng trong thời gian dài.

    Vậy khả năng cao bạn đọc bị nổ sạc là do gặp phải cục sạc có độ nhiễu tăng vọt hoặc bị nổ tụ do quá nóng gây ra khói đen ám xung quanh vỏ sạc.

    Xin cảm ơn cửa hàng Mobile city đã hỗ trợ sản phẩm cho bài viết này!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày