Hơn hai năm sau khi mua lại dịch vụ giao thuốc theo đơn Pillpack trị giá 753 triệu USD, Amazon cuối cùng đã ra mắt Amazon Pharmacy, dịch vụ đặt và vận chuyển thuốc theo đơn trên nền tảng trực tuyến và di động.
Bằng cách sử dụng hồ sơ hiệu thuốc – một công cụ trực tuyến, miễn phí cho các dược sĩ để duy trì tất cả thông tin chuyên môn của họ ở một nơi được bảo mật, khách hàng có thể thêm thông tin bảo hiểm của mình, quản lý đơn thuốc và chọn các tùy chọn thanh toán thông qua dịch vụ của Amazon.
Nhằm mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không chỉ giới hạn ở bán dược phẩm, người dùng còn được cung cấp các công cụ “trợ giúp tự phục vụ” trên cổng thông tin của Amazon và họ cũng có tùy chọn nói chuyện với các dược sĩ qua điện thoại để được tư vấn: “Các dược sĩ thân thiện và am hiểu luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi về thuốc 24/7.”
Sau khi tung ra dòng thuốc không kê đơn của riêng mình vào năm 2019, đây được cho là bước tiến mạnh nhất của Amazon vào lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe cho đến nay, một lĩnh vực có thể mở ra nguồn doanh thu rất lớn mới cho công ty, đặc biệt là khi đại dịch COVID- 19 buộc người tiêu dùng theo hướng chăm sóc sức khỏe từ xa và sử dụng các kênh trực tuyến cho mọi nhu cầu mua sắm của họ.
Thật vậy, đây không chỉ là sự mở rộng liên tục của Amazon với tư cách là cửa hàng một điểm đến dành cho thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Đối với nhiều người tiêu dùng tại Mỹ, mua sắm tại hiệu thuốc và mua sắm hàng tạp hóa gắn liền với nhau: Trong những thập kỷ gần đây, nhiều hiệu thuốc độc lập đã chuyển sang giống như các cửa hàng bán thực phẩm, trong khi những cửa hàng bán thực phẩm cũng có quầy thuốc.
Tương tự như lĩnh vực thực phẩm, chiến lược dược phẩm của Amazon cũng phản ảnh sự năng nổ và tham vọng của họ: mở rộng các thương hiệu của chính mình cũng như những thương hiệu mà họ đã mua. Điều này mang đến cho khách hàng trải nghiệm hoàn thiện hơn, nơi người mua sắm có thể thay thế các nhu cầu mua sắm của họ bằng cách chỉ sử dụng Amazon.
Mặc dù hiện tại, Amazon Pharmacy có vẻ mới chỉ ra mắt tại Mỹ, nhưng đó là một cơ hội toàn cầu. Dịch vụ hiệu thuốc trực tuyến được dự đoán sẽ đạt doanh thu 131 tỷ USD vào năm 2025 trên toàn thế giới. Trong khi đó, thuốc kê đơn được ước tính là ngành công nghiệp trị giá 904 tỷ USD trong năm nay, tăng lên gần 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
Ngoài dịch vụ Amazon Pharmacy cơ bản, Amazon đang triển khai các tính năng đặc biệt dành cho thành viên Prime: những người đăng ký hạng thành viên cao cấp của Amazon có thể nhận được giao hàng trong hai ngày miễn phí không giới hạn đối với các đơn đặt hàng trên Amazon.
Thành viên Prime cũng có thể tiết kiệm tiền mua thuốc khi họ thanh toán không có bảo hiểm trên Amazon Pharmacy - và nhận được mức chiết khấu tương tự tại 50.000 hiệu thuốc tham gia khác trên toàn quốc. Lợi ích tiết kiệm theo đơn thuốc của Amazon Prime có thể giúp các thành viên giảm giá tới 80% đối với thuốc thông thường và 40% đối với thuốc có thương hiệu khi thanh toán mà không có bảo hiểm.
Các thành viên Prime có thể truy cập khoản tiết kiệm theo đơn thuốc của họ khi thanh toán và tất cả khách hàng của Amazon sẽ có thể mua thuốc có hoặc không có thương hiệu, các dạng, liều lượng khác nhau và đặt thuốc trực tuyến.
Amazon cũng cho phép khách hàng so sánh giá giữa bảo hiểm đồng thanh toán của họ, không có bảo hiểm hoặc với khoản tiết kiệm có sẵn thông qua gói tiết kiệm theo đơn thuốc của Prime để chọn phương án thấp nhất. Amazon cũng đang bố trí nhân viên phục vụ hiệu thuốc 24/7 để khách hàng có thể nhận được những giải đáp về thuốc của họ.
Vào thời điểm hiện tại, công ty mới chỉ giới hạn chương trình thí điểm cho nhân viên, nhưng theo TechCrunch, tính chất công khai cao của phương pháp tiếp cận và số lượng phát triển sản phẩm bao gồm ứng dụng ban đầu, trải nghiệm người dùng và thương hiệu, có thể thấy rằng Amazon đang nhắm tới thị trường Mỹ như một cơ hội mở rộng tiềm năng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI