Chính phủ Mỹ bác bỏ lập luận không chịu mở khóa iPhone của Apple

    Yến Thanh,  

    Đây là những động thái mới nhất của chính phủ Mỹ, sau khi Apple từ chối mở khóa 1 chiếc iPhone, nhằm trợ giúp một cuộc điều tra tại nước này.

    Còn nhớ cách đây ít ngày, Apple từng thẳng thừng nói "không" với một thẩm phán liên bang, khi được yêu cầu mở khóa một chiếc iPhone, truy cập vào dữ liệu của người dùng, nhằm trợ giúp một cuộc điều tra tại nước này. Trước những lập luận cứng rắn của Apple, mới đây, chính phủ Mỹ đã bác bỏ hoàn toàn lý lẽ của công ty có trụ sở tại Cupertino, đồng thời yêu cầu công ty này khẩn trương hợp tác.

     Những tranh luận giữa Apple và chính phủ Mỹ đang đi tới hồi căng thẳng

    Những tranh luận giữa Apple và chính phủ Mỹ đang đi tới hồi căng thẳng

    Được biết, vụ việc nổi cộm trên chỉ xảy ra ít ngày sau khi Sở Tư pháp Mỹ đã gửi công văn tới Tòa án tối cao tại Mỹ nhằm ép buộc Apple mở khóa một chiếc iPhone của nghi can buôn bán và vận chuyển chất ma túy đá. Đặc biệt, công văn này cũng nêu rõ, việc mở khóa chiếc iPhone này liên quan mật thiết tới công tác điều tra của chính phủ Mỹ, trong cuộc chiến chống lại bọn tội phạm ngày nay.

    Trên thực tế, Apple đã thẳng thừng từ chối với những lý do như: hạn chế về mặt kỹ thuật, vi phạm cam kết của hãng, đồng thời làm tổn hại tới thương hiệu Apple. Trong đó, yếu tố được công ty này nhấn mạnh đó là những chiếc iPhone chạy iOS 8 trở lên đã sử dụng các thuật toán mã hóa bất đối xứng, khiến mọi dữ liệu trên iPhone đều được bảo vệ nghiêm ngặt và không thể trích xuất.

    Đáng chú ý, Apple không phải là công ty đầu tiên lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan hiện nay. Những vụ việc liên tương tự đã từng xảy ra từ những năm 1990 tại Mỹ. Giới chuyên gia gọi đây là "cuộc chiến mã hóa", khi mà những công ty công nghệ sử dụng các biện pháp bảo mật, mã hóa cấp cao để bảo vệ người dùng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc chống lại cảnh sát, cũng như các nhà hành pháp.

     Cuộc chiến mã hóa luôn là một vấn đề nhạy cảm tại Mỹ

    Cuộc chiến mã hóa luôn là một vấn đề nhạy cảm tại Mỹ

    Quay trở lại với những tuyên bố mới đây của chính phủ và tòa án Mỹ, thẩm phán James Orenstein cho biết:

    "Trong những lập luận của mình, Apple từng khẳng định, các hệ điều hành iOS là một sản phẩm mà công ty sở hữu. Và Apple chỉ cấp phép sử dụng hệ điều hành iOS cho người dùng, không bán cho người dùng, người dùng cũng không sở hữu iOS. Điều này đồng nghĩa, Apple có toàn quyền với iOS, mà không phải người dùng cá nhân. Do đó, việc Apple nói rằng họ cần sự chấp thuận của người dùng là không hợp lý.

    Apple đã thiết kế, sản xuất và bán ra những chiếc điện thoại iPhone cho người dùng. Nhưng đó hoàn toàn là mối quan hệ giữa Apple và iPhone. Trong khi đó, những hệ điều hành, phần mềm, ứng dụng do chính công ty này viết ra và thực sự sở hữu, lại đang cản trở việc thực thi pháp luật, cũng như làm trái lại những điều luật được quy định tại Mỹ".

    Trích lại những lập luận của Apple trong bản báo cáo công ty gửi lên tòa án trước đó:

    "Trong hầu hết các trường hợp ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, các yêu cầu truy cập/mở khóa iPhone từ chính phủ sẽ là gánh nặng đáng kể với chúng tôi. Bởi thực chất, chính Apple cũng không thể thực hiện điều này. Đối với các thiết bị đang chạy hệ điều hành iOS 8 hoặc cao hơn, Apple hoàn toàn không có đủ kỹ thuật để mở khóa một chiếc iPhone đã được bảo vệ bởi mật khẩu".

     Chính phủ Mỹ dùng chính lập luận của Apple với iOS 8 để bác bỏ việc từ chối mở khóa iPhone của công ty này

    Chính phủ Mỹ dùng chính lập luận của Apple với iOS 8 để bác bỏ việc từ chối mở khóa iPhone của công ty này

    Bác bỏ lập luận trên, đại diện chính phủ Mỹ nhấn mạnh, dù là iOS 8 hay các phiên bản cũ hơn, Apple phải có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan hành pháp. Đại diện này đã chỉ ra, Apple nói rằng công ty này hoàn toàn bó tay với iOS 8 hoặc các phiên bản cao hơn, chiếm khoảng 90% thị phần iOS hiện nay, nhưng trong trường hợp của nghi can tại tòa án New York liên quan tới hành vi buôn bán chất ma túy, chiếc iPhone này thuộc 10% còn lại.

    Điều này đồng nghĩa, Apple có đủ kỹ thuật để mở khóa chiếc iPhone của nghi can. Trên thực tế, công ty đã đưa ra lý luận rằng, nếu thực hiện việc mở khóa iPhone lần này, đây sẽ là tiền lệ trong những lần sau và lần sau nữa. Đồng thời, động thái này sẽ gia tăng gánh nặng cho Apple, khiến công ty hao phí nhân công, nguồn lực, và trở thành công cụ của cán cân pháp luật, "điều mà không ty không muốn trở thành".

    Không đồng tình với quan điểm của Apple, chính phủ Mỹ cho biết, việc gia tăng gánh nặng được Apple đề cập là không hề hợp lý. Với khoảng 10% các thiết bị chạy hệ điều hành iOS 7 kể về trước, Apple sẽ ngày càng thu hẹp con số này. Và nếu tuyên bố không thể mở khóa iPhone chạy iOS 8 hoặc cao hơn là chính xác, gánh nặng của họ thực chất sẽ chỉ giảm đi mà thôi.

     Apple đang chịu rất nhiều áp lực từ phía chính phủ Mỹ

    Apple đang chịu rất nhiều áp lực từ phía chính phủ Mỹ

    Liên quan tới lập luận việc mở khóa iPhone sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng, và uy tín của công ty, đồng thời vi phạm quyền riêng tư cá nhân của người dùng. Chính phủ Mỹ cho rằng, đây là những lập luận thiếu căn cứ. Apple thực chất sẽ nhận được nhiều hơn là mất, khi giúp các nhà hành pháp mở rộng cuộc điều tra, thực thi đúng nghĩa vụ và trách nhiệm với pháp luật.

    Andrew Crocker, một luật sư danh tiếng tại Mỹ bình luận:

    "Như thường lệ, chính phủ đã chỉ tay về phía Apple và gạt đi mọi lập luận không có lợi. Tất cả những lý lẽ mà họ đưa ra là nhằm trói buộc Apple vào vụ án".

    Ngoài ra, vị luật sư cũng gợi ý, Apple lo ngại về việc hợp tác cùng chính phủ Mỹ là hoàn toàn có căn cứ. Chưa nói tới phản ứng của dư luận, hành động mở khóa iPhone sẽ trực tiếp đẩy các nhân viên của Apple vào thế bí. Bởi họ có thể sẽ được triệu tập bất kì lúc nào, thường xuyên phải đối mặt với các cuộc kiểm tra chuyên môn, cũng như các bài kiểm tra chéo tại tòa án.

    Cuối cùng, để buộc Apple phải đưa ra quyết định của mình, chính phủ Mỹ còn trích dẫn một vụ việc tương tự diễn ra vào năm 2012. Khi đó, tòa án liên bang Mỹ đã kết tội thành công một nhiếp ảnh gia chuyên chụp các tấm hình khiêu dâm trẻ em, nhờ có các dữ liệu cá nhân đặc biệt nhạy cảm mà các nhân viên làm việc tại Yahoo cung cấp. Đổi lại, phía Apple vẫn chưa đưa ra bất kì bình luận nào về những lập luận này.

    Tham khảo: dailydot

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ