Cyanogen Mod "bán linh hồn" cho Microsoft, tích hợp sâu Cortana vào hệ điều hành

    Dee Tee,  

    Cyanogen Mod đang ngày một thể hiện mình độc lập hoàn toàn với Android của Google.

    Microsoft mới đây đã đưa Cortana lên Android dưới dạng phần mềm bên thứ 3, tức là cô nàng trợ lý ảo này chỉ là một ứng dụng chạy chạy độc lập chứ không hề được tích hợp vào hệ điều hành như trên Windows Phone. Cũng chẳng có lí do gì mà Google cho phép Cortana "ăn nhờ ở đậu" trong nhà mình cả, vì thế Cortana trên Android chỉ giống một vị khách không hơn không kém.

    Vì thế mà việc Cortana lên Android chả mấy thu hút đối với người dùng. Phần vì Microsoft không hề rầm rộ trong việc quảng cáo cho ứng dụng này, phần khác do không được tích hợp sâu vào hệ thống của Android, nên khả năng của Cortana cũng bị suy giảm nhiều phần.

    Cyanogen Mod - Đứa con hoang của Google.

    Không muốn mãi làm kẻ bên lề, Microsoft biết cách để biến Cortana thành một vũ khí ngầm tấn công vào Android của Google, và sử dụng Cyanogen Mod như cánh cửa sau dẫn lối. Nói đến vấn đề này, cách đây không lâu, Microsoft đã liên tục hỗ trợ tài chính cho công ty phát triển Cyanogen Mod.

    Cyanogen Mod được biết đến như đứa con hoang của Android và không nhận được sự chấp thuận của Google. Về cơ bản, Cyanogen Mod là Android, nền tảng của nó là Android và bao gồm tất cả những tính năng của Android nhưng tuyệt vời hơn. Dự án Cyanogen Mod từ lâu đã nuôi hy vọng tách trở thành một hệ điều hành tách biệt và nó được rất nhiều công ty tập đoàn lớn "bơm tiền" để thực hiện điều đó, trong đó Microsoft là cái tên lớn nhất.

    Được hỗ trợ tài chính, Cyanogen Mod phần nào đó phải theo chân gã khổng lồ phần mềm. Trong nhiều phiên bản Cyanogen Mod gần đây, bộ Microsoft Office đã được cài đặt mặc định. Chưa dừng lại ở đó, CEO của Cyanogen ông Kirt McMaster mới đây đã tiết lộ với báo giới về việc sẽ sớm cho phép Cortana tích hợp sâu vào hệ thống của Cyanogen Mod.

    Sự kết hợp đầy hứa hẹn giữa Microsoft và Cyanogen.

    "Khi Apple ra mắt Apple Music tại WWDC, họ tích hợp Siri vào dịch vụ này. Siri không hỗ trợ Spotify vì thế Apple Music phần nào hấp dẫn hơn nhờ cô nàng trợ lý ảo đó. Sự tích hợp sâu của Cortana vào hệ điều hành của chúng tôi sẽ giúp nhiều dịch vụ phát triển mạnh hơn. - McMaster cho biết.

    Theo đó, có thể thấy Cyanogen đang muốn phát triển khả năng điều khiển bằng giọng nói của mình nhờ vào trợ lý ảo của Microsoft. Giao kèo này chắc chắn sẽ tốt cho cả 2, khi mà Cyanogen không phải đầu tư vào một trợ lý ảo nào khác, còn Microsoft có thể tiến sâu hơn vào đế chế Android.

    Tham khảo Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ