Các mối nguy cơ khủng bố tiềm tàng khiến Anh thắt chặt trong việc kiểm soát các ứng dụng nhắn tin qua mạng
Các ứng dụng nhắn tin qua mạng đang ngày một phổ biến trên thế giới. Tính tiện dụng của chúng là không phải bàn cãi, khi mà bạn có thể trò chuyện với bạn bè ở bất kỳ đâu trên thế giới, miễn là cả 2 đều đang sử dụng chung một dịch vụ. Thế nhưng điều này lại khiến các nhà chức trách ở Anh lo ngại, và có vẻ như những dịch vụ như thế sẽ bị cấm sử dụng tại Anh.
Sở dĩ những ứng dụng nhắn tin này khiến chính quyền lo lắng là bởi chúng không thể bị can thiệp bởi các nhà chức trách để có thể "đọc trộm" khi có các mối nguy hại khủng bố tiềm tàng. Khác với dịch vụ thoại, vốn có thể bị can thiệp bởi các cơ quan chức năng nếu phát hiện ra mối nguy cơ khủng bố, dịch vụ nhắn tin qua mạng được mã hoá và bảo mật bởi nhà cung cấp dịch vụ, và sẽ chẳng có cách nào để xâm nhập chúng nếu không được sự đồng ý của nhà cung cấp.
Mới đây, thủ tướng Anh David Cameron cho biết: "Liệu chúng ta có sẵn sàng đồng ý cho các cuộc đàm thoại kín mà không thể can thiệp? Câu trả lời của tôi là không, chúng ta không thể!".
Bị "liên đới" trực tiếp trong câu chuyện này sẽ là những ứng dụng đang phổ biến tại Anh như WhatsApp (hiện đã thuộc Facebook), Snapchat, iMessage và Facetime của Apple và một số ứng dụng khác. Thủ tướng Anh và các nhà chức trách lo ngại các dịch vụ này có thể bị các tên khủng bố lợi dụng để trao đổi các thông tin khủng bố, giống như cái cách mà chúng đã làm ở Pháp vừa qua. Và nếu muốn tiếp tục hoạt động tại Anh, các công ty sở hữu những dịch vụ này sẽ phải làm việc với chình quyền tại đây nếu không muốn bị dừng hoạt động bởi chính thủ tướng Anh nếu ông tái đắc cử vào tháng 5 tới.
Theo: Phonearena
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android