Tại sao dưới lớp vỏ kim loại của LG G5 lại có nhựa? Vậy đó là điện thoại vỏ nhôm hay nhựa?

    Nguyễn Hải,  

    Một clip mở máy chiếc LG G5 đã làm dấy lên tranh cãi về định nghĩa chất liệu trên điện thoại và những ngôn từ kỹ thuật trong tiếp thị quanh thiết bị này.

    Tuần trước một clip mở máy chiếc LG G5 cho thấy mặt lưng của chiếc smartphone này là nhựa, nhưng được sơn lên trông như kim loại. Trong khi khung của chiếc điện thoại này là nhôm ở bên dưới, hóa ra chỉ là lớp lót cho lớp sơn trên bề mặt. Điều này đặt ra câu hỏi liệu chiếc LG G5 có nên được tiếp thị như một chiếc điện thoại toàn kim loại nữa hay không. Đó là điều chúng ta sẽ làm rõ dưới đây.

    Điều trước tiên: video của JerryRigEverything là một chút hiểu nhầm bởi vì nó đánh đồng lớp lót như nhựa. Các trang công nghệ hàng đầu đã chấp nhận câu truyện này và lan truyền ý tưởng cho rằng bên dưới bề mặt được sơn phủ của G5 là nhựa. Trong khi điều này những giả định ban đầu này không chính xác về mặt kỹ thuật, dễ nhận ra nó biến thành điều tốt như thế nào.

    Phản hồi của LG

    Rất mau chóng sau khi clip của JerryRigEverything xuất hiện, ông Ken Hong, giám đốc truyền thông toàn cầu của LG đã đưa ra tuyên bố chính thức về chất liệu của LG G5:

    Trên thực tế, điều bạn thấy trên clip chỉ là lớp lót, không phải nhựa. Lớp lót này là cần thiết để lớp sơn mầu bám chặt với khung nhôm ở dưới. Hợp kim nhôm này được gọi là LM201b (đang chờ cấp bằng sáng chế) và được phát triển tại Học viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc để sử dụng trên ô tô và máy bay.

    LM201b, không giống như chất liệu nhôm trên các smartphone khác, được làm bằng đúc nguyên khối, thay vì nhôm tấm. Chúng tôi chọn LM201b vì độ cứng và trọng lượng nhẹ của nó. Đặc trưng về trọng lượng của chất liệu này rất quan trọng bởi vì không giống như các điện thoại vỏ nhôm khác, thiết kế module của chiếc G5 cần bộ khung phải đủ khỏe. Do vậy, nếu dùng chất liệu nhôm truyền thống, kết cấu vững chắc đó sẽ làm chiếc điện thoại rất nặng.

    Chiếc ăng ten cách điện được đặt giữa lớp nhôm và phủ lên bằng lớp lót, sơn chính và lớp sơn bóng, cho phép tín hiệu đi qua được. Không những thế, đây còn là loại sơn bền hơn nhiều với các hạt kim loại siêu nhỏ, được tạo ra bằng cách sử dụng quy trình chế tạo được gọi là “microdizing”, để nó bám chặt lên bề mặt nhôm.

    Tôi cho rằng, nếu chỉ vì lớp sơn này mà nói sản phẩm không phải toàn bộ bằng kim loại thì không chính xác. Điều này giống như nói ô tô hay máy bay không phải kim loại vì chúng đã được sơn lên. Các báo cáo cho thấy, ngay cả kim loại được điện phân anod cũng sẽ bị cào xước. Quy trình chế tạo của chúng tôi có thể rất khác biệt nhưng nó giúp tạo ra được một khung kim loại hoàn thiện, mượt mà nhưng vẫn bền và nhẹ.

    Trong một bình luận khác của mình, ông Hong cho biết: “Chúng tôi tìm ra một cách để tích hợp dải ăng ten vào khung nhôm một cách liền mạch, vì vậy bạn không thể nhận thấy những đường kẻ. Và để che phủ cho LM201b bằng lớp lót và lớp sơn mầu, chúng tôi sử dụng quy trình được gọi là microdizing. Nghĩa là các hạt kim loại siêu nhỏ sẽ được trộn lẫn vào lớp phủ ngoài và bám chặt vào bề mặt nhôm.”

    Và để trả lời cho câu hỏi về chất liệu của G5 khi tiếp thị, ông Hong cho biết: “Không tuyên bố quảng cáo nào về G5 là không chính xác. Tất cả những gì chúng tôi từng công bố là đặc điểm nổi bật của G5 là một thiết kế nguyên khối kim loại, không hơn không kém. Một vài người có xu hướng giả định những điều hiển nhiên (ví dụ như: có kim loại tiếp xúc với da nghĩa là sản phẩm đó được xem như làm từ kim loại), điều đó thật không may. Và chúng tôi chọn không tham gia vào trò chơi đó. Không vị trí nào trên G5 mà lớp lót có thể chạm vào da, vì vậy cho dù có bất cứ hiệu ứng nào đi nữa, đó có thể là do điều gì đó hơn là lớp lót.”

    LG cũng đưa ra tuyên bố chính thức của mình về chất liệu sử dụng trên G5, bao gồm phần liên quan dưới đây:

    "Sau khi quá trình đúc khuôn hoàn tất, rãnh ăng ten cách điện được đặt trực tiếp lên lớp vỏ nhôm, sau đó được phủ lên một lớp lót, nhằm cung cấp thêm khả năng cách điện và cải thiện bề mặt cho quá trình “microdizing”. Tại đó, lớp bột mầu chứa các hạt kim loại siêu nhỏ được phun trực tiếp lên lớp lót để tạo ra một bề mặt hoàn thiện mịn và bền hơn."

    "Do cả hai quá trình, điện phân anod nhôm và microdizing nhôm đều sẽ bị xước nếu có đủ lực ép tác dụng lên, vì vậy lớp lót màu ghi, phía dưới lớp sơn mầu, trên vỏ của G5 dễ bị nhầm lẫn thành nhựa khi lớp mầu bị cào tróc ra. Chúng tôi muốn cam đoan với khách hàng của mình một lần nữa rằng toàn bộ thân của LG G5 là hợp kim nhôm cao cấp, không phải nhựa."

    Thông cáo chính thức của LG G5 đề cập những gì?

    Tuy nhiên, nếu so sánh với những gì thông cáo báo chí chính thức của LG mô tả về chiếc G5 khi ra mắt, ta sẽ nhận thấy những điểm dễ gây hiểu nhầm trong tình huống này. Dường như, sự khác biệt giữa những chi tiết phức tạp của khoa học vật liệu và chất liệu của điện thoại trong quá trình tiếp thị đã làm thực tế trở nên phức tạp hơn. Dưới đây là một số điểm nổi bật khi LG mô tả G5:

    - “… một thiết kế hoàn toàn mới với … thiết kế nguyên khối kim loại, bóng bẩy.”

    - “Được bọc trong một khung nhôm kim loại bóng bẩy.”

    - “… một bề mặt kim loại mịn màng đầy màu sắc, thông qua quá trình microdizing cao cấp, nhằm đưa quá trình điện phân anod lên một tầm cao hoàn toàn mới.”

    - “… chiếc ăng ten cách điện vô hình được tích hợp bên trong bộ khung mà không phá vỡ sự liền mạch trên thân hình nguyên khối kim loại của G5.”

    - “… trong một thiết kế hoàn toàn nguyên khốikim loại.”

    Tiếp thị gây nhầm lẫn hay hiểu nhầm về thuật ngữ?

    Rõ ràng, chất liệu của G5 trong tài liệu tiếp thị, cụm từ “toàn bằng kim loại” hay “nguyên khối kim loại” được nhắc đến nhiều lần. Tuy nhiên, với cách hiểu thông thường của người dùng, những cụm từ này có nghĩa là tay của bạn sẽ chạm vào một bề mặt bằng kim loại, thay vì một bộ khung kim loại nằm dưới lớp sơn mầu và lót. Cho dù một chiếc điện thoại tuyên bố nó hoàn toàn bằng kim loại, thì đó cũng là điều không thể khi vẫn còn những chi tiết bằng nhựa và một màn hình cảm ứng. Do vậy, sẽ khó tránh khỏi những sai lệch giữa các yếu tố kỹ thuật và cách hiểu thông thường ở đây.

    Câu hỏi đặt ra là liệu LG có cố tình gây hiểu nhầm cho mọi người hay không, chắc hẳn là không. Như đã đề cập ở trên, một chiếc xe được sơn bên ngoài không phải thành phần kim loại sẽ ít hơn. Một chiếc ô tô được phủ một lớp lót dầy và sơn mầu lên vẫn sẽ là kim loại. Nhưng những người hoài nghi có thể dễ dàng đáp lại rằng một sàn bằng gỗ cứng phủ thảm lên, sẽ có cảm giác giống như sàn nhà trải thảm hơn là một sàn bằng gỗ.

    Một phần của vấn đề là cách giải thích trên không hoàn toàn ăn khớp với những gì đang được nói trong khi tiếp thị. Khi nói “một bề mặt kim loại đầy mầu sắc” và “cái nhìn liền mạch của nguyên khối kim loại” chắc chắn sẽ làm nó nghe giống như có một bề mặt ngoài là kim loại (mà ta có thể nhìn và cảm thấy được), không phải một thân hình kim loại nằm đâu đó bên dưới những lớp lót và sơn mầu.

    Vậy ai đúng?

    Điều hài hước là ở chỗ cả hai bên đều đúng. Về mặt kỹ thuật (và có thể luật pháp), LG dường như đúng. Một chiếc điện thoại kim loại, được phủ lên lớp lót vẫn có thể được gọi là một chiếc điện thoại hoàn toàn kim loại. Nhưng cùng lúc đó, người tiêu dùng cũng đúng khi cảm thấy điều đó không hoàn toàn chính xác. Liệu bạn có cảm thấy LG cố để làm bạn nhầm lẫn hay không, điều này bạn sẽ phải tự mình quyết định. Nhưng LG phải biết rằng lớp lót sẽ bị lộ ra khi chiếc điện thoại có mặt trên thị trường và mọi người bắt đầu làm rơi hay làm xước nó hàng ngày. Nếu họ không biết trước điều này, đây có lẽ là kế hoạch che đậy tồi tệ nhất trong lịch sử.

    Một vấn đề khác đối với vỏ kim loại của chiếc G5 là độ dầy của lớp lót. Nếu lớp lót là siêu mỏng, sẽ chẳng ai phàn nàn gì về điều đó. Nhưng nếu đó là một lớp sơn dầy, việc gọi chiếc G5 là toàn bộ kim loại sẽ không còn đúng nữa với rất nhiều người, và đó là điều dễ hiểu. Đó là lý do vì sao ông Hong phải nói về độ dầy của lớp lót: “Độ dầy của cả lớp lót và lớp sơn mầu chỉ xấp xỉ 0,15mm trong khi của độ dầy lớp nhôm trên G5 biến thiên từ giữa 0,65mm và 0,85mm.”

    Tham khảo Androidauthority

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ