Theo thông tin trước đó, hãng đồ uống Pepsi đã chính thức giới thiệu mẫu smartphone đầu tiên của họ có mã P1s.
Có vẻ như lĩnh vực này dù rất tiềm năng nhưng không hề phù hợp với thương hiệu lâu năm của hãng này, và điều đó khiến nhiều người hoài nghi về ý định của Pepsi.
Chân dung P1s, smartphone đầu tiên mang thương hiệu Pepsi.
Tại sao Pepsi lại ra mắt 1 mẫu smartphone?
Đây là 1 mẫu máy giá rẻ và hướng vào thị trường Trung Quốc, thị trường vốn đã bão hòa bởi quá nhiều dòng smartphone từ nhiều thương hiệu khác nhau. Và nhiều người cho rằng sự xuất hiện của Pepsi chẳng mang lại điều gì quá đặc biệt.
Dù mang trên mình 1 thương hiệu đã quá nổi tiếng, nhưng dự án smartphone của Pepsi lại cần kêu gọi vốn (crowdfunding), và cho tới nay họ mới thu hút được khoảng 210.000 USD từ nhà đầu tư, trong khi mục tiêu lên tới 470.000 USD. Như vậy Pepsi mới chỉ nhận được gần 1 nửa số tiền mục tiêu khi thời gian gọi vốn còn có 2 ngày. Có lẽ điều này đã thể hiện được phần nào sự thờ ơ của người dùng đối với mẫu máy "sớm nở tối tàn" này.
Giao diện đậm chất "nước giải khát" trên nền tảng Android.
Bởi thực chất, ai cũng biết rằng Pepsi sẽ thuê 1 công ty Trung Quốc gia công smartphone của họ như nhiều công ty khác, mà ở đây là Koobee. Thậm chí, theo nhiều trang truyền thông tại Trung Quốc, họ đã bóc mẽ mẫu Pepsi P1s thực ra chỉ là smartphone Halo 7 của Koobee với logo của hãng nước ngọt.
Người Trung Quốc biết rõ hơn hết những điều đó, và họ chẳng có lý do gì để đón nhận một chiếc điện thoại mang thương hiệu nước giải khát. Dù cũng nên hiểu rằng, đưa ra các mẫu điện thoại dạng này có thể chỉ là 1 chiêu bài tiếp thị của Pepsi, nhưng với người Trung Quốc, nó đã phần nào thất bại.
Nhưng dù sao, truyền thông Trung Quốc và quốc tế cũng đã vô cùng "hồ hởi" và quảng cáo miễn phí cho Pepsi, bán được máy hay không liệu có còn quan trọng?
Tham khảo TNW
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"