Tòa án Mỹ tiếp tục yêu cầu Apple phải hack iPhone của kẻ sát nhân

    Thiên Long,  

    Hãng thông tấn AP đưa tin cho biết, một thẩm phán toàn án California, Mỹ vừa yêu cầu Apple giúp đỡ FBI truy cập vào dữ liệu trên chiếc iPhone của tay súng giết người.

    Thẩm phán Sheri Pym đã ban hành phán quyết trên vào chiều thứ Ba (16/2) tại Tòa án California, Mỹ. Pym yêu cầu Apple phải "hack" dữ liệu trong chiếc iPhone của hung thủ vụ thảm sát San Bernardino nhằm phục vụ công tác điều tra cho FBI.

     Chân dung hai kẻ chủ mưu vụ thảm sát

    Chân dung hai kẻ chủ mưu vụ thảm sát

    Trước đó vào 2/12/2015, cặp đôi Syed Farook và vợ Tashfeen Malik nghi vấn có liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã xả súng vào hơn 14 người tại San Bernardino, California trước khi chết trong một cuộc đấu súng với cảnh sát. Farook không mang theo iPhone tại hiện trường, nó chỉ được phát hiện trong đợt tìm kiếm bằng chứng sau đó.

    Tuy nhiên chiếc iPhone do cách nhà chức trách thu hồi đã bị khóa. Vấn đề nảy sinh ở chỗ FBI không thể nào dò được mã bảo mật của iPhone để phục vụ công tác điều tra. Các nhà điều tra cho biết, iPhone của hung thủ Farook được thiết lập xóa toàn bộ dữ liệu sau 10 lần mở khóa không thành công. Có lẽ để đảm bảo an toàn, FBI đã phải nhờ tới sự trợ giúp của tòa án yêu cầu "cha đẻ" iPhone tìm ra manh mối cuối cùng của vụ án.

    Hãng tin AP cho biết, Apple sẽ phải cung cấp cho FBI phần mềm ngăn chặn khóa iPhone vĩnh viễn nếu nhập mật khẩu sai quá nhiều lần.

    Trang NBC News đưa tin, model iPhone bị thu hồi là một chiếc iPhone 5c. Tuy nhiên Apple cho biết, nếu máy chạy phiên bản iOS 8 trở lên sẽ rất khó để vượt qua lớp mật mã bảo vệ.

    Theo luật pháp Mỹ, một chiếc điện thoại là tài sản chung của một người dân. Do đó, vị thẩm phán yêu cầu Apple cần ước tính chi phí để có thể can thiệp vào chiếc iPhone này. Chi phí dự kiến sẽ do chính phủ chi trả.

    Apple đã cung cấp mã hóa mặc định trên iPhone kể từ năm 2014. Cách mã hóa này cho phép chỉ một người dùng biết mật mã có thể truy cập được nội dung trên iPhone. Do đó nếu nhập sai mật khẩu quá nhiều lần, chiếc iPhone đó sẽ dễ dàng trở thành "cục gạch" bất đắc dĩ.

    Hiện Apple vẫn chưa có phản hồi chính thức nào sau phán quyết trên và câu hỏi của hãng thông tấn AP. Tuy nhiên theo trình tự phán quyết, Apple sẽ có 5 ngày để phản hồi trước phán quyết của tòa án.

    Hãng công nghệ nước Mỹ đang đứng trước một tình thế tiến thoái lưỡng lan khi một bên là phán quyết của giới chức cầm quyền và một bên là những quy tắc bảo mật đã được công khai và đảm bảo trước người dùng. Với một số người dùng ủng hộ quyền riêng tư, bất kỳ việc truy cập backdoor dù cố ý hay không cũng đều là vi phạm và tồn tại một rủi ro khá lớn.

    Tham khảo AP, ABC News

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày