Sạc pin điện thoại hàng ngày là thao tác quá quen thuộc với chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết nên sạc điện thoại tối đa bao nhiêu lần trên ngày.
- Tại sao pin điện thoại hao nhanh hơn vào mùa đông?
- Ra mắt Honor 90 và Honor 90 Lite, giá chỉ từ 5,99 triệu đồng
- Giữa người dùng iPhone và Android, bên nào thích mua điện thoại trả góp hơn: Số liệu thống kê cho thấy 'sự thật' bất ngờ
- Nhìn lại Nokia N86: chiếc Symbian đỉnh cao cuối cùng
- MediaTek ra mắt chip Dimensity 9300: Hiệu năng mạnh mẽ đối đầu Snapdragon 8 Gen 3
Thông thường, khi thấy pin gần hết, nhiều người sẽ cắm sạc nhưng không biết cắm sạc bao nhiêu lần sẽ không hại máy. Hiện nay, hầu như những chiếc điện thoại đều dùng pin Lithium-ion và không tuân theo quy tắc giống như pin truyền thống. Tình trạng pin điện thoại của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi số lần sạc trong một ngày.
Mỗi ngày nên sạc điện thoại tối đa bao nhiêu lần?
Thay vào đó, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ sạc mà nó trải qua trong suốt quá trình sử dụng. Chu kỳ sạc chính là số lần mà pin được sạc 100% pin. Thông thường, pin điện thoại có khoảng 300 - 500 chu kỳ sạc trước khi cần thay pin. Mỗi chu kỳ sạc tiếp theo sẽ khiến cho pin đến gần hơn với việc giảm tuổi thọ pin.
Tốt nhất, bạn nên sạc pin điện thoại đủ lần để duy trì mức pin từ 30% - 80% để kéo dài tuổi thọ pin. Nếu như giảm xuống mức dưới 20%, pin sẽ giảm nhanh hơn. Hơn thế nữa, nếu bạn thường xuyên sạc điện thoại và tiêu thụ nhiều chu kỳ sạc, thì thời lượng pin sẽ giảm nhanh hơn và bạn cần phải sạc điện thoại thường xuyên hơn để duy trì mức pin từ 30% - 80%.
Như vậy, mỗi ngày khi mức pin của bạn dưới 20% thì nên cắm sạc chứ không cần quan tâm tới việc mỗi ngày nên sạc điện thoại tối đa bao nhiêu lần.
Một số lưu ý bạn cần biết khi sạc điện thoại
Không nên sạc điện thoại qua đêm
Nhiều người có thói quen dùng điện thoại trước khi đi ngủ cho đến khi gần hết pin thì bắt đầu sạc pin qua đêm. Nhưng khi bạn cắm sạc điện thoại suốt đêm, điện thoại của bạn phải liên tục hoạt động giữa mức sạc đầy và dưới mức sạc đầy là 99% đến 100%.
Điều này cũng có thể làm nóng điện thoại, gây hại cho pin, chưa kể đến những rủi ro như cháy nổ trong lúc bạn đang ngủ. Vì vậy, sạc trong ngày vẫn luôn tốt hơn sạc qua đêm.
Vừa sạc vừa dùng điện thoại
Việc vừa sạc điện thoại vừa dùng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiếc điện thoại nhưng một số người dùng vẫn bất chấp, điều này không chỉ làm tổn hại pin điện thoại mà nó còn rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Khi sạc, điện thoại phát ra từ trường sẽ gây hại sức khỏe người dùng và cũng có trường hợp người đã bị bỏng do sử dụng điện thoại khi đang sạc và ngủ quên.
Cho nên, nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe của mình đồng thời bảo vệ chiếc điện thoại thì hãy chấm dứt ngay việc vừa sạc vừa dùng điện thoại và nếu có thì chỉ dùng khi công việc thực sự cấp thiết thôi nhé.
Đặt điện thoại ở nơi mát mẻ khi sạc
Khi sạc không nên đặt điện thoại trên mặt vải hay nơi có nhiệt độ cao vì khi sạc, điện thoại sẽ toả nhiệt. Do đó, nếu đặt ở những vị trí nóng thì sẽ gây nóng cho điện thoại và ảnh hưởng đến pin. Tốt nhất bạn nên để điện thoại trên bề mặt phẳng và cứng để nhiệt có thể tản ra dễ dàng. Để nơi mát mẻ khi sạc, tránh ánh nắng trực tiếp vì sẽ gây nóng cho điện thoại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời