Một bác sĩ gốc Á từng góp công thay đổi nền y học thế giới, nhưng giờ chẳng còn ai nhớ về ông ấy
Thành kiến và phân biệt chủng tộc đã khiến Akbar Mahomed không được công nhận.
Trước Frederick Akbar Mahomed, thế giới không ai biết được chỉ bằng cách hạ huyết áp, con người có thể kéo dài được tuổi thọ. Vị bác sĩ sống tại Brighton, Vương Quốc Anh đã tiên phong nghiên cứu bệnh viêm thận và cao huyết áp từ những năm 1870.
Mặc dù vậy, kể cả người Anh và các bác sĩ bây giờ cũng ít biết đến Akbar Mahomed, một người Hồi giáo gốc Ấn đã có những đóng góp quan trọng vào nền y học hiện đại của nước Anh và cả thế giới.
Frederick Akbar Mahomed từng góp công thay đổi nền y học thế giới, nhưng chẳng còn ai nhớ về ông ấy
Nền tảng gia đình
Akbar Mahomed là cháu trai của Sake Dean Mahomed, một doanh nhân người Ấn Độ đầu tiên mở nhà hàng cà ri ở London. Sake Dean Mahomed cũng là người mang y học cổ truyền của Ấn Độ tới nước Anh, đồng thời là người Ấn Độ đầu tiên viết một cuốn sách bằng tiếng Anh.
Cuộc đời và sự nghiệp của Dean Mohamed đã được ghi lại tỉ mỉ bởi hai nhà nghiên cứu Michael H Fischer và Rozina Visram. Mặc dù vậy, toàn bộ di sản của ông bị thu nhỏ xuống để ghi vừa lên một tấm bảng đã cũ và khuất mắt, trưng bày ở lối vào văn phòng một nhà buôn tại Phố George gần Baker Street.
Cháu trai của Dean Mahomed khởi sướng cuộc cách mạng nghiên cứu lâm sàng trong y học nước Anh vào cuối thế kỷ 19. Trong thời đại của Akbar Mahomed, Bệnh viện Guy ở London là một trung tâm nghiên cứu quan trọng cho bệnh tăng huyết áp và bệnh thận.
Ông được cho là đã góp mặt trong khi hai nhà khoa học William Gull và Henry Sutton — hội chứng Gull-Sutton được đặt theo tên họ — chứng minh những khám phá mới của mình trong bệnh thận, đặc biệt là các dạng viêm gọi chung là bệnh Bright vào năm 1872.
Trước khi vào Bệnh viện Guy năm 1869, ở tuổi 20, Akbar Mahomed đã làm việc một thời gian ngắn tại Bệnh viện Hạt Sussex. Có lẽ được truyền cảm hứng từ sức mạnh chữa bệnh của các phương pháp y học cổ truyền của Ấn Độ, cụ thể là những phòng xông hơi thuốc mà ông nội ông đã mang tới nước Anh, Akbar Mahomed nổi lên tại Bệnh viện Guy sau khi đoạt một Giải thưởng Y học cộng đồng vào năm 1871.
Ông nội của Akbar Mahomed tới Anh và xây dựng những cơ sở chữa bệnh cổ truyền Ấn Độ như thế này
Thành tựu của Akbar Mahomed được ghi nhận lúc đó là việc sửa đổi và cải tiến việc sử dụng máy đo huyết áp – thời đó còn là một công cụ thô sơ để đếm nhịp tim và đo áp lực của máu trong cơ thể.
Máy đo huyết áp mới của Mahomed hiệu chuẩn tốt hơn các phép đo truyền thống khi đó, giúp các bác sĩ chẩn đoán phân biệt được các triệu chứng bệnh tim và bệnh thận khác nhau.
“Nhịp tim là thứ đứng đầu trong các hướng dẫn y tế [dành cho bác sĩ] chúng ta; không có bác sĩ giải phẫu nào có thể coi thường lời chỉ bảo của nó, không bác sĩ nào bịt tai vào để không nghe thấy nó ... chúng ta nên nghiên cứu nhịp tim với những sự thay đổi kỳ diệu về tính chất cũng như dạng thức”, Akbar Mahomed viết.
Cổ bản về chứng cao huyết áp
Năm 1992, giáo sư Michael F O'Rourke đã mô tả Akbar Mahomed là một “thầy thuốc có tầm nhìn xa trông rộng” - thậm chí trước khi sử dụng máy đo huyết áp, Mahomed đã có thể phác thảo “các đặc tính của nhịp tim ở bệnh nhân cao huyết áp và ở người bị xơ cứng động mạch, những hậu quả của chứng lão hóa”.
Năm 1871, Akbar Mahomed gia nhập Trung tâm Sick Asylum London, nơi ông bắt đầu nghiên cứu và ghi lại nhịp tim, huyết áp của các bệnh nhân có triệu chứng bệnh Bright. Ông suy luận rằng tăng huyết áp là một sự kiện chính và độc lập gây ra tổn thương chức năng ở thận, trước khi albumin có mặt trong nước tiểu (một dấu hiệu trong xét nghiệm nước tiểu cho thấy thận đã bị tổn thương).
Trong khi chứng minh được huyết áp cao có thể xuất hiện ngay cả ở những người khỏe mạnh, ông cũng làm sáng tỏ những ảnh hưởng của nó đến tim, thận và não, mà không cần sự khởi phát của bệnh thận cho đến tuổi già.
Một chiếc máy đo huyết áp và nhịp tim của Akbar Mahomed
Năm 1881, Akbar Mahomed tốt nghiệp cử nhân y tại Cambridge, sau luận án của mình: Bệnh mạn tính không có Albumin tiết niệu. Sau đó, ông tiếp tục lấy bằng bác sĩ từ Đại học Brussels và đã được trao tặng học bổng của Đại học Y Hoàng gia.
Akbar Mahomed cũng chính là người tổ chức một số cuộc điều tra y tế cộng đồng đầu tiên tại Anh, có thể con là tiền thân của các thử nghiệm lâm sàng hiện nay. Ông cũng đi tiên phong trong liệu pháp truyền máu cho bệnh nhân xuất huyết thương hàn, và đóng góp đáng kể vào việc quản lý phẫu thuật viêm ruột thừa.
Khi Akbar Mahomed viết cho tạp chí Y khoa Anh để giới thiệu ý tưởng về những thử nghiệm lâm sàng, ông được chủ tịch Hiệp hội Y khoa Anh khi đó là George Murray Humphry hết sức tán thành. Kết quả là một Ủy ban Nghiên cứu công cộng được thành lập vào năm 1881, Akbar Mahomed được chọn làm thư ký.
Ông cũng hợp tác với Francis Galton trong việc đối chiếu ảnh của hơn 400 bệnh nhân lao, và đi đến kết luận rằng biểu hiện trên khuôn mặt không liên quan đến căn bệnh này, điều mà các bác sĩ vẫn tin trước đó.
Những nỗ lực của Akbar Mahomed lên đến đỉnh điểm trong Ủy ban nghiên cứu công cộng, khi thành lập được một kỷ lục 76 trang nghiên cứu và theo dõi hơn 2.000 bệnh nhân vào năm 1883. Xu hướng nghiên cứu cộng đồng này thu hút được hơn 300 gia đình tại Anh, gửi chi tiết về tiền sử bệnh của họ về ủy ban trong năm 1888.
Bút tích mô tả của Akbar Mahomed về bệnh cao huyết áp
Các thế hệ sau này
Vợ của Akbar Mahomed, Nellie Chalk, mất năm 1876 vì nhiễm trùng máu, chỉ một tháng sau khi sinh đứa con thứ hai. Sau đó, Akbar Mahomed tái hôn với một người họ hàng, Ada Chalk, sau này trở thành mẹ cho ba đứa con của ông. Gia đình Mahomed sống trên phố Thomas và sau đó chuyển đến quảng trường Manchester.
Vào tháng 11 năm 1884, Akbar Mahomed qua đời sau 24 ngày bị thương hàn khi chỉ mới 35 tuổi. Ada Chalk được chọn là người thừa kế và thực hiện di nguyện của ông, mua một ngôi mộ tại Nghĩa trang Highgate. Trên bia mộ của Akbar Mahomed tưởng nhớ cả ông và người vợ hợp pháp, Ellen. Báo chí Y khoa và Tạp chí Y khoa Anh thương tiếc cho sự ra đi quá sớm của Akbar Mahomed, như là một mất mát cho cả nước Anh và nền y học quốc tế.
Mặc dù Akbar Mahomed là một người đóng góp vào những phát triển to lớn của khoa học y tế tại Bệnh viện Guy và Đại học Cambridge, thành kiến chủng tộc đã khiến chúng không được công nhận. Một số sinh viên của ông tại Bệnh viện Guy gọi "những bài giảng và phương pháp của ông ... ngoại lai như cái tên của ông ấy giữa bầu không khí nước Anh".
Những cáo phó và truyền thông Anh gọi Akbar Mahomed với các cụm từ như "làn da tối màu". Samuel Wilks và GT Bettany viết trong Lịch sử Bệnh viện Guy (1892) miêu tả ông có “chủng tộc Đông Phương”. Clifford Allbutt, đồng nghiệp của Akbar Mahomed, tiếp tục công nhận vai trò của ông trong các nghiên cứu về cao huyết áp. Nhưng sau đó, trong cuốn sách Bệnh động mạch (1915) của Allbutt, người ta đã không tìm thấy bóng dáng của Akbar Mahomed nữa.
Bia mộ của Akbar Mahomed cùng tên người vợ hợp pháp Ellen
Con trai của Akbar Mahomed, Archibald Deane (1874-1948), lấy bằng cử nhân y từ Đại học Aberdeen và bằng bác sĩ năm 1910. Ông đã từng làm việc tại bệnh viện Nhi ở Paddington, bệnh viện Đông Suffolk, bệnh viện Brompton và bệnh viện Princess Alice Memorial, cuối cùng trở thành một nhân viên y tế tại Morris Motors.
Archibald Deane là người đầu tiên trong dòng họ Mahomeds sử dụng họ mới - một phiên âm tiếng Anh từ tên ông nội của ông ấy, Deen.
Như những gì được kể lại vào năm 1951 bởi Jane Deane, con gái út của Akbar Mahomed, gia đình bà đã đổi tên vì những cuộc hôn nhân đồng tộc không được chấp nhận và thái độ kỳ thị ngày càng lớn đối với họ vào thời điểm mà Thế chiến bắt đầu.
Trải qua nhiều thập kỷ, công chúng đã chẳng còn nhớ gì đến nhà nghiên cứu tiên phong người Anh gốc Ấn Akbar Mahomed, chỉ còn lại một tảng đá bám rêu tại Mayfair là không quên tên ông.
Ở London ngày nay – thành phố mà tiếng Ấn trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ hai - hàng trăm nhà hàng cà ri ở Southall hoặc Brick Lane mọc lên sau làn sóng nhập cư từ Bangladesh đến London đang biến mất dần. Chúng bắt đầu được chuyển thành các cửa hàng bánh burger, bán cá và khoai tây chiên, hoặc tiệm sô cô la, nơi Nutella đã thay thế bạch đậu khấu, cinnamons và Deanes.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"