Một chuẩn thẻ nhớ SD mới mang tên "App Performance", hỗ trợ tốt nhất cho việc chạy các ứng dụng
Nếu muốn mua thẻ nhớ phục vụ việc chơi game, bạn chỉ cần tìm thẻ có nhãn này.
Hiệp hội tiêu chuẩn thẻ nhớ SD Association tuần này đã công bố bảng cấu hình tiêu chuẩn thẻ SD Specification 5.1, với một tiêu chuẩn mới được giới thiệu với tên gọi “Application Performance Class” chuyển để đánh giá khả năng chạy ứng dụng hay game của thẻ nhớ dựa trên tốc độ truy xuất ngẫu nhiên IOPS.
Quy chuẩn hình ảnh cho nhãn App Performance trên thẻ nhớ
Khi thẻ nhớ SD ra đời vào những năm cuối thế kỉ 20, mục tiêu của các hãng chế tạo là một thiết bị lưu trữ đủ nhỏ, dễ dàng cài cắm chủ yếu để lưu trữ các file đa phương tiện như ảnh hay nhạc. Theo thời gian, dung lượng thẻ nhớ SD dần tăng lên, tốc độ đọc ghi cũng dần phát triển cho phép chúng có thể được sử dụng vào nhiều việc khác, từ việc ghi các video độ phân giải UHD, cho đến việc chạy các ứng dụng di động. Điều này thúc đẩy SD Association ra mắt một tiêu chuẩn để phân biệt thẻ nhớ chạy được ứng dụng tốt vào bảng tiêu chuẩn của mình.
Cụ thể, theo bảng SD Specification 5.1, tiêu chuẩn App Performance Class 1 (kí hiệu là A1) đòi hỏi các thẻ SD có tốc độ truy xuất liên tục ổn định ở mức 10 MB/s, tốc độ đọc ngẫu nhiên IOPS là 1500 và tốc độ ghi ngẫu nhiên IOPS 500. Hiệp hội SD Assiciation cho biết sẽ giới thiệu các “class" cao hơn khi thị trường có nhu cầu.
Theo như bảng tiêu chuẩn này, vẫn có một bộ phận thẻ với nhãn cũ đạt yêu cầu truy xuất của App Performance Class 1, vì tốc độ truy xuất liên tục 10 MB/s không phải con số quá cao. Cụ thể, mọi thẻ có nhãn UHS Speed Class 1 hoặc Video Speed Class V10 sẽ hoàn toàn đạt yêu cầu này. Thế nhưng, nhãn A1 mới đánh dấu lần đầu tiên hiệp hội SD Association ra mắt một tiêu chuẩn đảm bảo hiệu năng IOPS đủ cho việc chạy ứng dụng trơn tru. Điều này sẽ làm cho việc chọn mua thẻ trở nên dễ dàng hơn.
Tham khảo Anandtech
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời