Một doanh nghiệp nội muốn đầu tư gần 2,5 nghìn tỷ đồng để sản xuất chip, UAV, khí cho ngành bán dẫn tại Ninh Bình
Công ty Cổ phần SHP Ninh Bình đang xin ý kiến để thực hiện dự án “Nhà máy sản xuất chíp thạch anh điện tử; sản xuất và lắp ráp thiết bị bay UAV; sản xuất khí ngành bán dẫn công nghệ cao” với vốn đầu tư 2.457 tỷ đồng.
- Màn hình PC bây giờ cũng ép xung được như CPU - và vừa chạm mốc 610Hz
- Chuyện thật: Bạn có thể chạm vào ảnh nổi 3D bằng tay trần - không cần kính, không cần thiết bị đeo
- Lãnh đạo OpenAI dự báo sắc lạnh: AI sẽ vượt mặt con người về khả năng lập trình ngay trong năm nay
- AI tạo ra âm thanh và hình ảnh quá chân thực
Công ty Cổ phần SHP Ninh Bình đang xin ý kiến đánh giá tác động môi trường của dự án thực hiện tại Khu công nghiệp Khánh Phú, phường Ninh Phúc, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, có quy mô 11 hecta.
Theo báo cáo của công ty, vốn điều lệ của công ty SHP Ninh Bình để thực hiện dự án là 495 tỷ đồng, nguồn vốn còn lại được vay từ tổ chức tín dụng.
Dự án đã được Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cấp lần đầu ngày 27/3/2025.

Ban đầu, đây là dự án “Nhà máy chế tạo thiết bị thủy điện” được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 7/2020. Tuy nhiên, công ty cho biết Do dịch bệnh Covid-19, Trung Quốc dùng các biện pháp chống dịch thời gian hơn 2 năm, việc hợp tác đối tác chuyển giao công nghệ và thiết bị đình trệ.
Sau đó, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine nổ ra, các đối tác tại Ukraine không còn khả năng tiếp tục hoạt động nên đã dừng hợp tác theo điều kiện bất khả kháng làm dự án công ty chậm tiến độ và không thể triển khai.
Với các diễn biến này, công ty đã điều chỉnh dự án thành Dự án “Nhà máy sản xuất chip thạch anh điện tử; sản xuất và lắp ráp thiết bị bay UAV; sản xuất khí ngành bán dẫn công nghệ cao” để phù hợp với tình hình kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp và đã được Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình.
Việc này cũng bám sát Quyết định số 1018/QĐ-TTg về chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/9/2024.
Về công suất, dự án sẽ sản xuất chíp thạch anh điện tử công suất 300.000.000 sản phẩm/năm, tương đương 200 tấn/năm; sản xuất và lắp ráp thiết bị bay UAV (bao gồm sản phẩm hỗ trợ ngành bán dẫn và thiết bị điện tử) 25.000 sản phẩm/năm, tương đương 70 tấn/năm.
Dự án cũng sản xuất khí ngành bán dẫn công nghệ cao công suất 5.790 tấn/năm, bao gồm khí N2O.6N với 1.800 tấn/năm, khí N2O.7N với 120 tấn/năm, khí CO2.6N với 48.870 tấn/năm, khí NH3.7Nvới 5.000 tấn /năm.
Tổng nhu cầu lao động của dự án khoảng 110 lao động. Về lao động giản đơn, dự án sẽ ưu tiên nguồn nhân sự tại địa phương và các tỉnh lân cận nhà máy. Về lực lượng lao động kỹ thuật, dự án sẽ tuyển chọn từ các đơn vị khác/các kỹ sư tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước về các ngành nghề có liên quan, ưu tiên sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, trường Đại Học FPT, Trường Đại Học Vin Uni, Trường Đại Học Hoa Lư.
Dự kiến, dự án tiến hành các thủ tục để được phê duyệt giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh, phê duyệt hồ sơ điều chỉnh quy hoạch 1/500 điều chỉnh, thẩm duyệt ĐTM, thẩm duyệt TKCS, thẩm duyệt PCCC, giấy phép xây dựng trong Quý I/2025 đến Quý II/2025.
Sau đó, từ Quý III/2025 đến Quý II/2027, dự án tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng sản xuất và các công trình phụ trợ, mua sắm thiết bị sản xuất sản phẩm chíp thạch anh điện tử, dây chuyền thiết bị sản xuất lắp ráp UAV, dây chuyền sản xuất các loại khí ngành bán dẫn để lắp đặt hoàn thành đưa vào vận hành thương mại.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Thế giới kỳ lạ của ‘ảo giác AI’: Khi máy tự tin bịa chuyện như thật, còn người dùng Việt vẫn gật gù tin theo
VTV.vn - AI ngày càng thông minh – và cũng ngày càng bịa chuyện khéo léo hơn. Nếu bạn từng tin ngay những gì nó nói, có thể bạn cũng đã rơi vào “ảo giác AI” mà không nhận ra.
Trải nghiệm MacBook Air M4: chiếc Air mạnh nhất và có thể là laptop đáng mua nhất của Apple hiện nay