Tiền điện tử được xem như một nguy cơ với hành tinh của chúng ta, tuy nhiên, tác động của nó lên rác thải điện tử chưa được quan tâm đúng mức.
Một nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí Resources, Conversation and Recycling trong tháng này, đưa ra phương pháp ước tính lượng rác thải mà Bitcoin sản sinh ra mỗi năm. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh điều này là do vòng đời ngắn ngủi của các thiết bị đào, chẳng hạn các con chip máy tính ASIC chỉ có mục đích duy nhất là đào Bitcoin.
“Thợ đào” thường xuyên thay chip ASIC để sử dụng loại mới hơn, tiết kiệm năng lượng hơn. Tuổi thọ trung bình của chúng là 1,29 năm. Điều này chắc chắn gây ra rất nhiều rác thải. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, toàn bộ mạng lưới Bitcoin hiện nay xả khoảng 30,7 metric kiloton (1 metric kiloton bằng 1 triệu kg) thiết bị mỗi năm. Nó tương đương lượng rác thải công nghệ thông tin và viễn thông của một nước như Hà Lan.
Cụ thể, mỗi giao dịch Bitcoin sẽ phát sinh ít nhất 272 gram rác thải điện tử, ngang bằng lượng rác thải điện tử của hai iPhone 12 mini.
Năm 2020, có khoảng 112,5 triệu giao dịch Bitcoin được thực hiện. Rác thải điện tử giải phóng các hóa chất độc hại và kim loại nặng xuống đất, trong khi tái chế không đúng cách sẽ làm ô nhiễm không khí và nước.
Về lý thuyết, chip ASIC có thể tái sử dụng nếu giá Bitcoin và lợi nhuận tăng. Tuy nhiên, có nhiều rào cản ngăn thợ đào dùng chúng lần nữa. Trong khi đó, vấn đề rác thải điện tử xấu đi nhanh chóng. Tất cả đều phụ thuộc vào giá Bitcoin. Các nhà nghiên cứu cho biết, tại thời điểm giá Bitcoin đạt đỉnh năm 2021, rác thải điện tử có thể tăng lên hơn 64,4 metric kiloton.
Để giải quyết vấn đề rác thải điện tử của Bitcoin, cần thay đổi quy trình đào hiện nay (bằng chứng công việc – proof of work) sang quy trình bền vững hơn, chẳng hạn bằng chứng ký gửi (proof of stake).
Theo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời