Một khi thử màn 120Hz của Galaxy S20, bạn sẽ không còn muốn quay về dùng các màn "giật lag" ngày xưa nữa
Tần số quét 120Hz chắc chắn là một trong những điểm ăn tiền cực lớn trên dòng Galaxy S20/S20+ và S20 Ultra.
*Bài viết là chia sẻ của cây viết Abhijeet M đến từ trang Sammobile
Động thái đưa đưa màn hình có tần số quét cao lên tới 120Hz lên Galaxy S20 của Samsung có vẻ khá chậm trễ so với các đối thủ khác trên thị trường Android. Nhưng ít ra, Samsung đã bù đắp cho sự chậm trễ đó bằng việc nâng từ 90Hz lên 120Hz.
Bộ ba Galaxy S20, S20 và S20 Ultra đều là những chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới có màn hình OLED 120Hz. Và sau một thời gian sử dụng Galaxy S20 , tôi đã nhận ra rằng, bất kỳ màn hình nào có tần số quét dưới 120Hz đều thực sự rất khó dùng.
Tần số quét theo định nghĩa của Google là tần số mà hình ảnh trên màn hình máy tính hoặc màn hình điện tử làm mới và thường được biểu thị bằng chỉ số Hz. Màn hình 60Hz làm mới hình ảnh 60 lần/giây. Trong khi đó màn hình 120Hz làm mới hình ảnh tới 120 lần/giây. Điều đó có nghĩa rằng, mọi nội dung chuyển động, chẳng hạn như phim, game hoặc ảnh GIF sẽ hiển thị mượt mà hơn nhờ tốc độ làm mới rất nhanh.
Tần số quét 120Hz trên Galaxy S20 tạo ra một sự khác biệt lớn. Những hình ảnh động và chuyển động của giao diện dường như trở nên mượt mà hơn rất nhiều. Trong khi đó trên Galaxy S10 và Galaxy Note 10, chuyển động khi bạn cuộn qua một màn hình hoặc ứng dụng có vẻ vẫn hơi chậm trễ đôi chút. Điều đó không có nghĩa rằng, Galaxy S10 hay Note 10 xử lý hình ảnh chậm. Đó là bởi tần số quét của chúng không đủ nhanh như Galaxy S20 mà thôi.
Nếu bạn chưa từng sử dụng một chiếc smartphone có tần số quét lớn trước đó, bạn sẽ không thể tìm thấy bất cứ nhược điểm nào về màn hình trên Galaxy S10, Note 10 hoặc bất kỳ mẫu smartphone Galaxy khác. Nhưng một khi bạn đã có dịp sử dụng Galaxy S20 trong vài giờ, bạn sẽ ngay lập tức nhận ra sự khác biệt đó.
Trên thực tế, nó khiến tôi có cảm giác sợ hãi khi phải sử dụng những chiếc smartphone Galaxy khác có màn hình với tần số quét 60Hz. Nhiều người tự hỏi rằng, lợi ích của màn hình có tần số quét cao là gì? Tôi cũng từng tự hỏi như vậy cho tới khi tôi có dịp trên tay Galaxy S20 . Và bây giờ tôi tin rằng, không phải ngẫu nhiên Samsung tích hợp tần số quét lớn như vậy trên Galaxy S20 .
Tôi thực sự hy vọng màn hình có tần số quét lớn sẽ trở nên phổ biến trên tất cả dòng smartphone Galaxy, mặc dù công nghệ này vẫn còn một vài hạn chế.
Hạn chế không phải không có
Trước hết là tần số quét cao sẽ hao pin hơn. Thứ hai là chế độ 120Hz trên Galaxy S20 không phải lúc nào cũng hoạt động.
Theo chia sẻ của Samsung, Galaxy S20 sẽ tự động chuyển về tần số quét 60Hz khi nhiệt độ của thiết bị vượt quá 42 độ C, trong lúc sử dụng các ứng dụng như Camera, Google Maps hoặc khi pin của máy dưới 5%. Một vấn đề khác là Galaxy S20 có xu hướng dễ dàng nóng lên nếu bạn chụp ảnh nhiều hoặc quay video 8K.
Thậm chí có nhiều trường hợp, máy tự chuyển đổi về 60Hz khi mới chỉ còn 15% pin. Và còn rất nhiều trường hợp khác có thể khiến bạn không thể trải nghiệm trọn vẹn tần số quét 120Hz trên dòng Galaxy S20.
Đúng vậy, bạn cũng không thể sử dụng tần số quét 120Hz với độ phân giải màn hình tối đa. Hy vọng Samsung sẽ sớm thay đổi giới hạn độ phân giải này trong các bản cập nhật phần mềm sắp tới.
Tham khảo Sammobile
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập