Việc lưu trữ dữ liệu trên DNA được cho là hoàn toàn khả thi, điều này thu hút rất nhiều sự quan tâm từ giới truyền thông và các nhà nghiên cứu,
Robert Grass, một nhà hóa học, sinh học thuộc viện nghiên cứu Research Gate mới đây đã công bố thông tin về khả năng lưu trữ thông tin gần như mãi mãi nhờ vào những DNA nhỏ bé. Chúng ta đều biết rằng, ổ đĩa cứng hay các phương thức lưu trữ khác kể cả lưu trữ đám mây cũng sẽ biến mất theo thời gian, còn DNA sẽ là thứ giúp chúng ta đảm bảo sự trường tồn của các dữ liệu.
Trong 1 đoạn video do đài BBC đăng tải, Grass đã mô tả hành trình của ông trong việc tìm ra một phương pháp lưu trữ và bảo vệ thông tin có thể tồn tại trong hàng triệu năm. Và thứ mà ông tìm được chính là DNA.
Hồi năm 2012, các nhà nghiên cứu từng công bố về khả năng đưa 1 megabyte dữ liệu vào trong DNA đồng thời có thể lấy ngược trở lại thông tin từ đó. DNA có một ngôn ngữ riêng của nó, được thể hiện bằng các Nucleotide (A, C, T và G), giống như các bảng mã thập phân hay nhị phân, người ta cũng có thể sử dụng các nucleotide này như những ký tự để mã hóa dữ liệu.
Cách đưa dữ liệu và DNA và xuất ngược.
DNA có 1 lợi thế rất lớn là kích thước của nó, ở mức phân tử, nếu so sánh với các bộ lưu trữ hiện tại. Trên lý thuyết, một gram DNA có thể giữ được 455 exabyte, mỗi exabyte tương ứng với 1 triệu ổ cứng 1TB mà các bạn đang sử dụng. Chừng ấy thôi đã là đủ để lưu trữ toàn bộ dữ liệu máy chủ của các tập đoàn lớn như Google, Facebook và nhiều công ty khác. Một gram DNA sẽ trở thành thế giới Internet thu nhỏ.
Nhưng vấn đề nằm ở các nghiên cứu trước đây về DNA. người ta không nhìn nhận được sự ổn định và bền vững trong việc lưu trữ dữ liệu mà nó có được. Đây là 1 điều vô cùng quan trong, bởi các thiết bị lưu trữ phổ thông luôn bị đánh giá rất thấp về độ bền, khi chúng chỉ có thể sử dụng được tối đa 8-10 năm. Phần lớn chúng ta luôn có xu hướng thay thế các thiết bị lưu trữ đó trước khi dữ liệu cá nhân bị ảnh hưởng, tuy vậy trong nhiều trường hợp, yêu cầu về độ bền dữ liệu không thể tính bằng đơn vị thập kỷ.
Hàng tỷ Gygabyte dữ liệu có thể lưu trữ trong những ống nghiệm như thế này.
Hiện tại, Grass và đối tác nghiên cứu của ông là Reinhard Heckel đã tiến tới rất gần phương pháp "nhét" toàn bộ tài khoản Facebook hay Instagram vào 1 ống nghiệm nhỏ bé. Grass bị ảnh hưởng nhiều bởi những hóa thạch cổ, trong đó có cả DNA của động vật được bảo quản bởi thiên nhiên từ cách đang hàng trăm triệu năm. DNA phân rã khi nó gặp nước và oxy, nhưng nếu đóng gói các DNA này đúng cách với điều kiện ổn định, nó đảm bảo được sự trường tồn của các dữ liệu bên trong.
Nhưng tất nhiên, không có điều gì là hoàn hảo, bởi vậy Reinhard Heckel đang hình thành ý tưởng để tạo cho các DNA lưu trữ khả năng tự khôi phục lại các thông tin nếu chúng biến mất. Với điều này, đảm bảo rằng các dữ liệu sẽ không bao giờ bị "ăn mòn" theo thời gian.
Robert Grass chia sẻ về quá trình phát triển phương thức lưu trữ mới.
DNA sẽ được đưa vào các viên nang, và thử nghiệm trong điều kiện có nhiều xung đột, tương ứng khoảng 500.000 đến 1 triệu năm, tất cả diễn ra trong kho lạnh. Nếu thành công, đây chắc chắn sẽ trở thành tương lai lưu trữ của loài người.
Tham khảo TechInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cận cảnh Cybercab: Chiếc xe điện tự lái không vô lăng, không bàn đạp, không cổng sạc, giá hơn 700 triệu đồng của Tesla
Tuy nhiên, khả năng hoạt động tự hành của chiếc xe này vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Optimus - Robot hình người của Elon Musk lần đầu lộ diện trước công chúng: Có khả năng "làm mọi thứ", giá từ 20.000 đến 30.000 USD