Một năm đau đầu của các app gọi xe, giao hàng: tăng trưởng sau đại dịch nhưng đối mặt với giá xăng tăng và áp lực tài xế rời ứng dụng
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Internet Việt Nam và thương mại điện tử đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường nói chung và các ứng dụng gọi xe, giao nhận đồ ăn nói riêng nhưng cũng không thiếu đi những khó khăn.
Sau thời gian ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các hãng gọi xe, giao đồ ăn đã tìm kiếm lại sự tăng trưởng trong năm 2022.
Theo Bộ Công thương, các ứng dụng gọi xe, giao đồ ăn và vận chuyển hàng hóa Grab, Baemin, Gojek, Be… nằm trong nhóm 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT). Các doanh nghiệp này chiếm tới 95% thị phần doanh thu của các website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT tại thị trường Việt Nam.
Trong nhóm 6 nước phát triển hơn trong khối ASEAN, thị trường gọi xe công nghệ của Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và Singapore, một quốc gia với dân số đông nhất, thị trường khởi nghiệp sôi nổi và một quốc gia phát triển nhất khu vực.
Theo một khảo sát về mức độ phổ biến của một số nền tảng gọi xe trực tuyến với phương tiện vận tải là ô tô, Grab hiện đang chiếm 66%, Be 22%, FastGo, Mygo và một số nền tảng khác chiếm dưới 10%.
Những nền tảng gọi xe phổ biến tại Việt Nam (Nguồn: Statista)
Theo báo cáo của Q&Me 2020, có 5 ứng dụng giao nhận đồ ăn phổ biến nhất tại Việt Nam gồm Grab, ShopeeFood, Beamin, Gojek và Loship, ứng dụng thuần Việt duy nhất.
Đáng chú ý, gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 5 năm 2019, chỉ sau hơn 3 năm hoạt động tại Việt Nam, ứng dụng Beamin đã phát triển cung cấp dịch vụ trên khắp 21 tỉnh thành, lọt vào top 5 các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022.
Với Be, từ một ứng dụng gọi xe ra mắt năm 2019 đã mở rộng hệ sinh thái sang giao hàng, giao thức ăn... Hãng Be cho biết, đã có hơn 20 triệu lượt tải, trung bình xử lý hơn 10 triệu giao dịch hàng tháng, trong đó tỷ lệ khách hàng sử dụng nhiều hơn 2 dịch vụ trên nền tảng chiếm hơn 50%.
Gojek cũng là công ty nắm thị phần lớn trong mảng cung cấp dịch vụ. Nền tảng này hiện đang cung cấp nhiều dịch vụ chở khách, giao hàng, giao đồ ăn... trong đó ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc của mảng giao đồ ăn trực tuyến.
Thị phần của các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2021 (Nguồn: Statista)
Ngoài ra, báo cáo Xu hướng Đặt hàng Ăn uống tại Việt Nam năm 2022 của Q&Me cũng cho thấy, tỷ lệ người dùng các ứng dụng hoặc dịch vụ giao nhận đồ ăn trực tuyến trong số những người sử dụng internet trong giai đoạn 2020 – 2021 đã tăng từ 62% lên mức 83%. Đáng chú ý, có đến 85% số lượng người sử dụng các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến để đặt đồ ít nhất một lần/tuần trong năm 2021, tăng đáng kể so với con số 80% của năm 2020.
Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Internet Việt Nam và thương mại điện tử đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường nói chung và các ứng dụng gọi xe, giao nhận đồ ăn nói riêng. Khi ngày càng nhiều người dân chuyển sang sử dụng các nền tảng thương mại điện tử phục vụ nhu cầu hàng ngày, các cửa hàng kinh doanh biết tận dụng sức mạnh của các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến đang có nhiều cơ hội lớn để khôi phục và phát triển mạnh trong thời gian tới.
Đặc biệt, trong năm 2022, các ứng dụng gọi xe, giao hàng đã phải đối mặt với nhiều thách thức.
Nổi bật nhất là áp lực từ giá nhiên liệu liên tục tăng cao. Điều này trở thành gánh nặng cho các tài xế khi càng chạy càng lỗ. Nhiều tài xế quyết định bỏ việc hoặc tắt ứng dụng vào giờ cao điểm. Vì giá cước tăng cao và hãng xe tận thu, nhiều tài xế còn chuyển sang nhờ khách hủy chuyến để 'gian lận'.
Hầu hết lý do của tài xế khi đưa ra đề nghị này là qua nhiều lần tăng, giá xăng đã cao hơn trước cả chục nghìn đồng trong khi giá cước chỉ nhích lên chút, hãng vẫn giữ mức chiết khấu cao khiến họ thiệt thòi, thu nhập ít ỏi.
Thu nhập không ổn định, bị vắt kiệt sức vì làm việc nhiều giờ và áp lực chi phí nhiên liệu tăng cao khiến nhiều tài xế công nghệ quyết định bỏ việc, về quê hoặc vào làm tại các khu công nghiệp. Họ không mong muốn quay trở lại thành phố vì áp lực phí sinh hoạt. Điều này đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung - cầu và khiến xảy ra nhiều tình trạng khi gọi xe hay giao đồ ăn qua các ứng dụng có giá cao hơn và thời gian chờ đợi lâu hơn.
Chính vì vậy, áp lực đè nặng lên các công ty công nghệ khi phải vừa tìm cách giữ chân nhân viên, vừa có mức giá phù hợp với khách hàng nhưng vẫn phải mang tính cạnh tranh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín