Một nhà khoa học áp dụng các định luật vật lý để giải thích và tiên đoán về xã hội con người
Một thuyết vật lý giải thích mọi hoạt động trong thế giới tự nhiên và xã hội con người liệu có thể tồn tại không?
Khi nói đến vật lý, điều đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến là sự tương tác giữa các hạt nguyên tử, các phép tính về lực và khối lượng hay nhũng khám phá mới trong vật lý như hạt Higgs boson hoặc sóng trọng lực gần đây.
Nhưng tại sao chúng ta chỉ giới hạn vật lý đến đấy? Axel Kleidon, nhà nghiên cứu Sinh Điện Hóa Học tại Viện Max-Plank ở Jena, Đức có quan điểm: “Chúng ta sống trong một thế giới vật chất, nơi ta có những chức năng vật lý”.
Thực ra khái niệm sử dụng các định luật vật lý để giải thích những hệ thống nằm ngoài vật lý đơn thuần đã có từ lâu. Một ví dụ điển hình là nghiên cứu của Robert Ayres với nỗ lực miêu tả hay mô phỏng sự phát triển của kinh tế xã hội, tiến trình khoa học cũng như kinh tế học bằng các định luật thuộc ngành nhiệt động lực học.
Gần đây hơn, công cuộc thống nhất cách vận hành của hành vi con người được tiếp nối bởi Adrian Bejan, một giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Đại Học Duke. Ông đã đề xuất ra Constructal Law vào năm 1996 và dự định xuất bản một quyển sách về chủ đề này nhằm vào thành phần phổ thông thay vì hàn lâm.
Theo giáo sư Bejan, chuyên gia về ngành nhiệt động học, các định luật vật lý có thẻ sử dụng để giải thích bất cứ thứ gì từ cách thức không lưu chuyển trong phổi cho đến cấu trúc giai cấp của xã hội. Định nghĩa cụ thể của học thuyết có thể tóm gọn: “Để một hệ thống kín tồn tại được, nó phải tiến hóa sao cho những luồng tác động ngoại lai càng ngày càng dễ dàng chảy thông suốt qua nó”.
Hay nói một cách đơn giản, mọi tổ chức sống theo thời gian đều dần ưu tiên giúp mọi thứ vận hành dễ dàng hơn. Dù ban đầu nghe có vẻ đơn giản, Bejan đã sử dụng định lý cơ bản này để phân tích những hành vi trong thế giới tự nhiên cũng như nhân tạo. Ông đã xuất bản phát hiện của mình vào nhiều tạp chí nổi tiếng.
Một số hiện tượng cụ thể được ông giải mã với học thuyết của mình bao gồm hành vi của những chiếc đá lăn; lý do con người đều nhóm lửa theo hình kim tự tháp; cách mà động vật, phương tiện cơ giới hay luồng gió càng lớn thì cang di chuyển xa hơn, có tuổi thọ lớn hơn v.v..
Ông đã sử dụng chính thuyết Constructual Law để khẳng định loài chim và máy bay có cùng diễn tiến phát triển nhằm tối ưu hóa khả năng bay liệng của mình. Theo ông Kleidon, nghiên cứu thế giới tự nhiên và thế giới con người theo cách này thực sự rất hợp lý: ”Tôi nghĩ rằng điều này cho chúng ta thấy thế giới tự nhiên và khoa học kỹ thuật con người đều đối mặt với những vấn đề tương đồng nhau. Ví dụ như cách để làm cho một thứ có thể bay”.
Giáo sư Bejan tiếp tục giải thích: “Xã hội như một hệ thống tổ chức dòng chảy, nó có cấu trúc, vì xã hội có nghĩa là một nhóm người sinh sống với nhau, không phải những cá nhân đơn lẻ bị lạc trong rừng. Và khi con người cùng ‘chảy’ với nhau sẽ làm cho mọi thứ dễ dàng hơn, giống như cách mà nước luôn tìm cách để chảy thành sông vậy. Các định lý vật lý mô tả đúng những hiện tượng này ở tự nhiên, và điều này cũng đúng với hành vi ở con người”.
Ông Kleidon cho rằng dù học thuyết của Bejan có thể mô tả được chuỗi hành vi của con người “nhưng điều đó không có nghĩa là những học thuyết này thực sự xác định được hành vi của chúng ta”. Và thuyết Constructal Law cũng không thực sự được liệt vào một dạng định luật vật lý nào.
Dù vậy, những phát hiện và dự đoán chính xác của ông về một số hành vi của nhiều hệ thống tổ chức khác nhau phần nào là mính chứng rằng, học thuyết của ông dù không hoàn hảo đã mở ra một cánh của mới trong ngành khoa học xã hội. Theo Kleidon, tham vọng của ông nhằm tìm ra những định lý có thể gói gọn toàn bộ hoạt động và hành vi của con con người sẽ được tiếp nối bởi các thế hệ sau và một ngày nào đó giới khoa học có thể sẽ có câu trả lời cuối cùng.
Dù có vẻ kỳ lạ khi sử dụng định luật vật lý để nghiên cứu về hành vi con người, “con người chúng ta thực ra có nhiều cách tổ chức căn bản tương đồng với một số định luật vật lý”.
Tham khảo QUARTZ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"