Một số nơi trên Trái Đất của chúng ta sẽ nóng đến mức không sống được nữa
Các vấn đề biến đổi khí hậu do chính con người gây ra sẽ không phải một vấn đề sớm biến mất trong tương lai gần.
Tại các khu vực khô hạn, xung đột tranh chiếm nguồn nước có thể sẽ gia tăng. Thực tế cũng đã có một số bằng chứng về vai trò của nước trong các cuộc xung đột tại Syria.
Các nhà nghiên cứu tại Max Planck Institute for Chemistry tại Đức và Cyprus Institute tại Nicosia đã nghiên cứu về các tác động của biến đổi khí hậu tại những vùng đất khô cằn ở Trung Đông và Bắc Phi một thời gian và đi đến một kết luận đáng sợ.
Ngay cả với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với các nước tham gia cam kết sẽ không làm gia tăng nhiệt độ lên quá 2 độ C, tương lai vẫn sẽ có những vùng trên trái đất trở nên nóng đến mức con người không còn sống được tại đó nữa.
Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Climatic Change này nhấn mạnh rằng mức tăng nhiệt độ những tháng cao điểm mùa hè tại những khu vực này sẽ cao gấp đôi mức trung bình của thế giới. Nhiệt độ cũng dần chạm đến mức 46 độ C và số lượng những ngày nóng cực điểm sẽ cao gấp 5 lần so với năm 2000.
Tới năm 2050, nếu viễn cảnh này tiếp diễn, nhiệt độ ban đêm những khu vực này sẽ không khi nào xuống dưới 30 độ C. Kết hợp với các yếu tố như ô nhiễm không khí gia tăng hay bão cát, con người sẽ có khó mà sống được ở những khu vực này. Sẽ tiếp tục có một cuộc di cư khổng lồ nữa.
Nếu như các nước thành viên không tuân thủ theo Hiệp định Paris, mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều. Theo ước tính, đến năm 2010, con người sẽ phải chịu đựng 200 ngày nóng cực điểm mỗi năm.
Jos Lelieveld, giám độc Max Planck Institute for Chemistry đồng thời là trưởng đoàn nghiên cứu cho biết: “Trong tương lai, khí hậu phần lớn khu vực Trung Đông và Bắc Phi có thể chuyển theo hướng xấu đến mức nguy hại cho sự sống của con người.”
Những hình ảnh dự báo về tương lai u ám của khu vực Trung Đông và Bắc Phi
Đội ngũ nghiên cứu cũng sử dụng 26 mô hình mô phỏng hiện đại dự báo về 2 viễn cảnh có thể xảy ra: (1) Khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giảm từ năm 2040 theo đúng như Hiệp định Paris hoặc (2) Không có chuyển biến tích cực nào được thực hiện, và nhiệt độ trung bình toàn thế giới sẽ tăng 4 độ C.
Và cho dù những chúng ta có cố gắng thế nào thì vẫn sẽ những phần trên trái đất như các đảo thấp trũng hay các khu vực khô cằn gần xích đạo sẽ không còn là nơi có thể sống được.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các sa mạc sẽ sớm trở thành địa ngục. Chúng sẽ không còn là tầng đệm nhiệt hay có thể tự hạ nhiệt độ khi hơi nước bốc hơi nữa.
Trên hết là hiệu ứng nhà kính sẽ còn tiếp diễn trên diện rộng, ảnh hưởng ở mức độ cao hơn.
Hầu hết những người rời bỏ Trung Đông và Bắc Phi trong cuộc khủng hoảng nhập cư Châu Âu vừa qua cho rằng nguyên nhân khiến họ phải bỏ đi là chiến tranh, bạo lực, kinh tế sụp đổ,… Thế nhưng trong tương lai gần sẽ còn có một làn sóng di cư rất lớn do biến đổi khí hậu.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI