Một thành phần mà ngành sản xuất chip toàn cầu đang rất ‘khát’, lượng tiêu thụ đã ngang bằng với một thành phố có 7,5 triệu dân
Chất bán dẫn càng tiên tiến thì càng có nhiều bước xử lý, do đó lượng nước tiêu thụ càng nhiều, nhà phân tích của S&P Global Ratings cho biết.
- Vượt mặt Samsung, Google, chip AI của MediaTek làm được điều chưa ông lớn công nghệ nào làm được
- Intel lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất chip hoàn toàn tự động bằng AI và robot
- Analog Devices, một trong hãng top đầu thế giới về chip analog, đạt được thỏa thuận đặc biệt với TSMC
- Công nghiệp chip Trung Quốc đang 'tạo sóng' ở Mỹ
- 2.000 tỷ USD: Mức vốn hóa vừa giúp 'quái thú' Nvidia xếp ngang hàng Apple, chuyên làm chip đắt đỏ trị giá 25.000 USD, chiếm 80% thị trường
Các công ty bán dẫn như TSMC (Đài Loan-Trung Quốc) – nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, có nguy cơ thiếu nước khi công nghệ xử lý ngày càng tiến bộ, S&P Global Ratings cho biết trong một báo cáo.
Ngành công nghiệp sản xuất chip đang rất “khát nước” vì các nhà máy tiêu thụ một lượng lớn nước mỗi ngày để làm mát máy móc và đảm bảo các tấm wafer không có bụi hoặc mảnh vụn.
“Có một mối liên quan trực tiếp giữa việc sử dụng nước và độ phức tạp của chip, vì các nhà máy sử dụng nước siêu tinh khiết để rửa các tấm bán dẫn giữa mỗi quy trình. Chất bán dẫn càng tiên tiến thì càng có nhiều bước xử lý, do đó lượng nước tiêu thụ càng nhiều”, nhà phân tích tín dụng Hins Li của S&P Global Ratings cho biết.
Dữ liệu từ S&P tiết lộ rằng mức tiêu thụ nước trên mỗi đơn vị chip của TSMC đã tăng hơn 35% sau khi công ty này tiến tới các nút xử lý chip 16 nanomet vào năm 2015.
S&P nhận định: “Với sự thống trị của TSMC trong lĩnh vực sản xuất chip tiên tiến, khả năng gián đoạn hoạt động liên quan đến nước có thể khiến chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu đình trệ”.
Gã khổng lồ chip đến từ Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất khoảng 90% chip tiên tiến trên thế giới, được sử dụng cho các ứng dụng điện toán lượng tử và AI.
TSMC cũng có thể tập trung vào sản xuất chip tiên tiến hơn so với chip trưởng thành vốn có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn khi nguồn cung cấp nước hạn chế, từ đó giá chip sẽ bị đẩy lên cao hơn, S&P nhận xét.
Báo cáo lưu ý rằng tiêu thụ nước trong ngành bán dẫn đang trên đà tăng với tỷ lệ tăng trưởng một chữ số ở mức trung bình đến cao mỗi năm. Lượng nước mà các hãng sản xuất chip trên thế giới đã tiêu thụ ngang bằng với Hồng Kông (Trung Quốc) – nơi có dân số 7,5 triệu người.
“An ninh nguồn nước sẽ là một yếu tố ngày càng quan trọng đối với hồ sơ tín dụng của các công ty bán dẫn. Xử lý sai tài nguyên nước có thể làm gián đoạn hoạt động của công ty, ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và có khả năng ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách hàng”, Hins Li nói.
“Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang làm tăng tỷ lệ thời tiết khắc nghiệt, tần suất hạn hán và biến động lượng mưa, dẫn đến hạn chế khả năng quản lý ổn định sản xuất của các hãng chip".
Theo CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín