Một thiên thạch vừa "lén lút" bay sát Trái Đất mà các nhà khoa học vẫn tỉnh bơ

    NPQM,  

    Thật ra là họ phát hiện không kịp để có thể kêu gọi sự chú ý.

    Một thiên thạch với chiều dài 35m đang bay với quỹ đạo rất sát đến Trái Đất, trong khi hầu hết chúng ta vẫn không mảy may biết một chút thông tin gì về nó cả. Cụ thể, ngay cả khi nó chỉ còn cách chúng ta một khoảng rất ngắn, bằng 1/4 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng, mà vẫn không có một thông tin nào được đưa ra, để rồi cho tới khi chỉ còn 1 ngày trước khi thiên thạch bay sát qua thì mới được ghi nhận.

    Giờ thì tạm gạt đi những mối lo ngại về việc nó sẽ đâm vào hành tinh quê hương của chúng ta, vì khoảng cách gần nhất đo được vẫn chưa chạm tới mức vượt quá 100.000km. Thế nhưng vấn đề thật sự ở đây là làm cách nào một vật thể bay lớn đến như vậy lại không sớm thu hút bất kỳ một sự chú ý nào trên thế giới, thậm chí cả từ các nhà khoa học?

    Được phát hiện ra bởi Hiệp hội Nghiên cứu Vũ trụ Quốc tế - tổ chức được công nhận chính thức trong lĩnh vực thu thập và theo dõi thông tin về các tiểu hành tinh, thiên thạch và sao chổi, thiên thạch mang số hiệu 2016 QA2 mới được đưa vào danh sách nghiên cứu kể từ ngày 27/8 vừa qua.

    Ngay sau đó, nó đã bay qua gần sát với Trái Đất vào ngày 28/8, có kích thước dao động về mặt khoảng 16-42m, và cách chúng ta một khoảng bằng 0,22 lần khoảng cách tính đến Mặt Trăng.

    Thật ra, việc không sớm nhận ra một thiên thạch đang lao ầm ầm đến cũng không phải là điều quá khó hiểu và kỳ lạ.

    Theo tính toán của NASA, hơn 90% các vật thể di động gần Trái Đất (NEO) có kích thước lớn hơn 1km đều nhanh chóng được thông tin kịp thời, thế nhưng thống kê đó giảm xuống chỉ còn 30% khi vật thể đó ở khoảng 160m, và... ít hơn 1% nếu chỉ còn tầm 30m.

    Về phần quỹ đạo bay kỳ quặc của thiên thạch này, một lần nữa nó lại khiến chúng ta bị bất ngờ. Theo lời giải thích của Ria Misra trên Gizmodo, "Nếu bạn nhìn kỹ vào đường bay của 2016 QA2, có thể thấy nó bay rất gần với Trái Đất vào thời điểm cuối tuần trước, thế nhưng quỹ đạo elip của nó cũng đồng nghĩa với việc nó đã từng bỏ ra cả đống thời gian "lang thang" cạnh những sao Thủy, sao Kim và sao Hỏa."

    Dù sao thì vẫn chưa có hậu quả nào đáng tiếc xảy đến với số phận của nhân loại. Và ít ra đội ngũ các nhà khoa học phụ trách dự án Virtual Telescope cũng đã chộp được một khoảnh khắc khá "huyền ảo" của 2016 QA2 khi nó đang lao vút đi trong không gian.

    Tham khảo: sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ