Đây là sự kiện cực kỳ hiếm gặp, 400 năm mới xảy ra một lần.
Ngày 22/12 vừa qua, một tiểu hành tinh với hình dáng thú vị đã bay ngang qua Trái Đất ở khoảng cách tương đối gần. Tiểu hành tin có tên gọi 2003 SD220 này có hình dáng giống như một con Hà Mã khổng lồ và chiều dài ước tính khoảng 1,6km. Nó có một gờ đá riêng biệt tạo thành hình đôi tai và đầu của con Hà Mã.
Tiểu hành tinh hình Hà Mã
"Bạn có muốn một con Hà Mã cho mùa Giáng sinh không?", Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA pha trò trên Twitter kèm ảnh của tiểu hành tinh. "Bạn rất may đấy! Tiểu hành tinh Hà Mã 2003 SD220 vừa bay qua Trái Đất trong hòa bình vào ngày 22/12 ở khoảng cách xấp xỉ 2,9 triệu km".
Để có được hình ảnh tốt nhất về tiểu hành tinh SD220 khi nó tiếp cận điểm gần nhất với Trái Đất, NASA đã sử dụng một hệ thống radar. Theo NASA, phương thức này sẽ giúp họ thu thập được nhiều chi tiết hơn đáng kể so với việc chỉ dùng kính thiên văn.
"Hình ảnh radar cung cấp mức độ chi tiết chưa từng có và có thể tương đương với hình ảnh thu được từ một con tàu vũ trụ", chuyên viên Lance Benner của NASA tuyên bố. "Chi tiết dễ thấy nhất là một gờ đá bao bọc một phần xung quanh một đầu của tiểu hành tinh. Gờ đá cao hơn khoảng 100 mét so với địa hình xung quanh. Nhiều điểm sáng nhỏ hiển thị trong dữ liệu có thể là sự phản chiếu từ các tảng đá".
Các tiểu hành tinh với hình dáng đầy đặn như thế này không thường xuyên xuất hiện gần Trái Đất. Thường thì 400 năm sự kiện này mới xảy ra một lần.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"