Một vật dụng giá chỉ vài nghìn đồng từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường toàn cầu: Hé lộ công nghệ phía sau

    Minh Nhật, Thể Thao Văn Hóa 

    Sử dụng "kỹ thuật đảo ngược", Trung Quốc dần khiến các nước khác không thể cạnh tranh với mình trong lĩnh vực sản xuất bật lửa dùng một lần.

    Hầu hết bật lửa dùng một lần trên thế giới đều được sản xuất tại Trung Quốc. Trong năm ngoái, thành phố Thiệu Đông ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã xuất khẩu 3,52 tỷ chiếc bật lửa ra nước ngoài, chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu thiết bị di động của Trung Quốc trong cùng thời kỳ.

    Tính trung bình, Trung Quốc sản xuất hơn 10 tỷ chiếc bật lửa dùng một lần mỗi năm, chiếm 95% thị trường toàn cầu, riêng Thiệu đông có sản lượng hàng năm là 2 tỷ chiếc, chiếm 1/6 tổng năng lực sản xuất của thế giới.

    Giá bán lẻ bật lửa dùng một lần của Thiệu Đông ổn định ở mức 1 NDT (hơn 3.000 đồng) trong 2 thập kỷ qua, bất chấp sự cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt và chi phí lao động – vật liệu tăng mạnh. Theo tờ People's Daily, bí mật nằm ở sự đổi mới của ngành này.

    Không cần tốn nhiều tiền để mua bật lửa nhưng công nghệ để tạo ra nó lại khá phức tạp. Một chiếc bật lửa sẽ gồm hơn 30 chi tiết, trong đó có bộ điều chỉnh độ cao ngọn lửa, van gas…, đồng thời phải áp dụng nhiều kỹ thuật như kỹ thuật kiểm soát ngọn lửa, cường độ đánh lửa.

    Một vật dụng giá chỉ vài nghìn đồng từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường toàn cầu: Hé lộ công nghệ phía sau - Ảnh 1.

    Ảnh: Asia News

    Công nghệ copy

    Tờ The paper (Trung Quốc) cho hay, mặc dù Thiệu Đông đã trở thành trung tâm sản xuất bật lửa toàn cầu từ 10 năm trước nhưng vị trí này trước đó vốn không thuộc về họ.

    Năm 1961, người Nhật phát minh ra bật lửa dùng một lần. Loại bật lửa này nhanh chóng được ưa chuộng trên toàn thế giới bởi chất liệu bền và độ an toàn cao.

    Năm 1973, công ty BIC của Pháp bắt đầu sản xuất bật lửa tại Mỹ. Đến những năm 1980, BIC dựa vào "lợi nhuận nhỏ nhưng doanh thu nhanh" đã chiếm được 50% thị trường Mỹ.

    Mặc dù là bật lửa dùng một lần nhưng bật lửa tại Nhật Bản lại có giá rất cao, lên tới 200 NDT/chiếc vào thời điểm đó. Khi các công ty bật lửa Nhật Bản đang vắt óc nghĩ cách giảm giá thành nhưng không đạt được bước tiến nào thì người Ôn Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) đã nhắm vào chi tiết nhỏ nhặt này.

    Một vật dụng giá chỉ vài nghìn đồng từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường toàn cầu: Hé lộ công nghệ phía sau - Ảnh 2.

    Ảnh: Asia News

    Họ sử dụng kỹ thuật "đảo ngược" – một kỹ thuật rất quen thuộc trong các công trình sao chép của Trung Quốc. Đầu tiên là tháo rời những chiếc bật lửa mua từ nước ngoài, tìm ra chức năng của từng bộ phận, sau đó loại bỏ tất cả những bộ phận không cần thiết và thay thế tất cả những bộ phận có thể thay thế bằng vật liệu giá rẻ nhất.

    Theo ý tưởng này, người Ôn Châu đã đưa ra nguyên mẫu của chiếc bật lửa dùng một lần tại Trung Quốc, như chúng ta đang thấy bây giờ.

    Cuối những năm 1980, một số người Ôn Châu ở nước ngoài khi trở về Trung Quốc đã bất ngờ vì thấy giá bật lửa sản xuất ở Ôn Châu thấp hơn nhiều so với ở nước ngoài. Ví dụ, một chiếc bật lửa ở nước ngoài giá tới 4 NDT thì tại Trung Quốc, giá bán buôn là 0,3 NDT/chiếc (khoảng hơn 1.000 đồng, theo tỷ giá hiện nay).

    Kể từ đó, những chiếc bật lửa Ôn Châu bắt đầu "vượt biển" ra nước ngoài và nhanh chóng giành thị phần nhờ lợi thế giá cả.

    Muôn kiểu sắc màu

    Tuy nhiên, sau đạo luật CR của Mỹ năm 1994 (yêu cầu tất cả bật lửa nhập khẩu có giá dưới 2 USD trang bị khóa an toàn để ngăn trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng) và cuộc điều tra chống bán phá giá của EU năm 2001, nhiều nhà máy sản xuất bật lửa ở Ôn Châu phải đóng cửa.

    Sau này, Thiệu Đông đã tiếp quản ngành công nghiệp bật lửa dùng một lần của Ôn Châu. Song, phương thức sản xuất ban đầu của Thiệu Đông vẫn là xưởng thủ công, chất lượng thậm chí kém hơn cả hàng Ôn Châu.

    Một vật dụng giá chỉ vài nghìn đồng từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường toàn cầu: Hé lộ công nghệ phía sau - Ảnh 3.

    Ảnh: Asia News

    Hiện tại, sau khi đầu tư vào nghiên cứu phát triển, Thiệu Đông đã áp dụng quy trình sản xuất tự động hóa. Nếu như trước đây, công nhân phải làm việc 3 ca một ngày thì giờ đây, tất cả 12 quy trình sản xuất bật lửa tại Thiệu Đông đều được hoàn thành tự động, giúp giảm chi phí lao động cho mỗi chiếc bật lửa từ 0,1 NDT xuống còn 0,015 NDT.

    Thiết kế đa dạng của các nhà sản xuất bật lửa ở Thiệu Đông đã củng cố thêm lợi thế của họ trên thị trường toàn cầu.

    Ví dụ, họ bọc bật lửa bằng vỏ sáng màu để thu hút những người tiêu dùng thích bật lửa nhiều màu sắc. Song, các công ty tại đây vẫn duy trì mẫu bật lửa cơ bản để phục vụ những khách hàng ưa thích sự đơn giản và cho ra mắt bật lửa tích hợp đèn pin để lấy long những người tiêu dùng trẻ tuổi thích loại có đa chức năng.

    Công nghệ sản xuất bật lửa dùng một lần tại Trung Quốc

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ