Một vòng triển lãm sáng tạo dùng công nghệ thực tế tăng cường độc đáo nhất Việt Nam
Vừa qua, triển lãm sáng tạo dùng công nghệ thực tế tăng cường do đại học RMIT tổ chức đã thu hút rất đông khách tham quan.
Voà tuần vừa qua, trường RMIT đã chính thức mở cửa triển lãm sáng tạo của sinh viên ngành thời trang, thiết kế và truyền thông chuyên nghiệp Đại học RMIT Việt Nam. Với chủ đề Transparent, đây hứa hẹn sẽ chuyển tải những câu chuyện và nội dung đầy cảm hứng đến cộng đồng bằng công nghệ cao.
Điểm khiến cho buổi triển làm này trở thành độc nhất vô nhị Việt Nam chính là ứng dụng công nghệ cao, ví dụ như thực tế ảo (Virtual Reality - VR) hay thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR). Khách tham quan có thể dùng smartphone để chiêm ngưỡng những tác phẩm, đồng thời tương tác với nó để tìm hiểu kỹ hơn.
Khách tham quan dùng điện thoại để quét những tấm bảng như thế này, sau đó tương tác với vật thể bằng công nghệ thực tế tăng cường qua smartphone.
Khách tham quan phải tải một ứng dụng nhỏ để thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật.
Tốc độ tương tác của ứng dụng rất nhanh và mượt mà.
Người xem có thể zoom và tương tác với vật thể một cách tùy ý.
Mỗi tấm bảng có mã số là một tác phẩm khác nhau.
Với tác phẩm này, người xem sẽ phải cầm những tấm bảng để cho camera quét, sau đó vật thể 3D sẽ hiện ra ngay trên màn hình.
Mỗi tấm bảng sẽ là một bộ quần áo khác nhau, model có mặc bộ quần áo tương ứng sẽ xuất hiện và trình diễn thời trang.
Các tác phẩm của những sinh viên trường bao gồm nhiều chủ đề, thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Triển lãm mở cửa miễn phí cho khách tham quan từ ngày 27/11 đến 2/12/2016 tại cơ sở Nam Sài Gòn, Đại học RMIT Việt Nam, và Chủ Nhật ngày 4/12 tại Hà Nội.
Một khách tham quan đang "giải cứu" con thú bị nhốt trong lồng qua một ứng dụng về động vật hoang dã.
Một tác phẩm sử dụng công nghệ mapping.
Một bạn nữ đang thử "mặc" chiếm váy ảo qua công nghệ thực tế tăng cường.
Đây là kết quả.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?