Sau khi fan Nokia vào cuộc, Motorola đã không thể thốt lên được câu nào để bào chữa.
Các công ty công nghệ thường sao chép ý tưởng của nhau. Điều đó đã luôn xảy ra, và sẽ luôn luôn xảy ra. Cho đến nay Motorola dường như vẫn không vui vì tính năng hiển thị always-on mới của Samsung (và cả LG nữa).
Thứ Sáu vừa qua công ty đã tweet một lời than vãn về điều này:
Ở "thiên hà" nào mà việc ăn cắp các tính năng tuyệt vời của đối thủ cạnh tranh lại được chấp nhận như vậy? #TheOriginalAlwaysOnDisplay #motodroid
Đây rõ ràng là một lời chỉ trích nhắm trực tiếp đến Samsung, và một lời tuyên bố của Motorola về việc phát minh ra tính năng này – khi nó đã xuất hiện từ chiếc Moto X, và được cho là làm tốt hơn đối thủ.
Có lẽ rõ ràng là Samsung đã lấy cảm hứng này từ Motorola, nhưng cách các tính năng này hoạt động rất khác nhau. Trên Motorola, màn hình điện thoại của bạn không thực sự luôn luôn bật, nó chỉ sáng lên với các thông báo mới, hoặc bạn sẽ phải vẫy tay trên màn hình để kích hoạt nó. Đối với Samsung, màn hình thực sự luôn luôn bật theo đúng nghĩa đen. Vấn đề là, bạn không thể thực sự xem trước thông báo mà không mở khóa điện thoại của bạn.
Cho dù vậy, điều quan trọng hơn là thậm chí Motorola cũng không phải nhà sản xuất đầu tiên thực hiện ý tưởng này, công lao đó thuộc về một thiết bị chạy hệ điều hành từ một thập kỷ trước, Nokia.
@Moto_USA LOL! Bạn đã nhìn thấy cái điện thoại của Nokia chưa? Ví dụ Nokia 808 này!
Và tính năng đó không chỉ xuất hiện duy nhất một lần trên một thiết bị. Nó đã được xuất hiện trên nhiều đời thiết bị sau đó của Nokia, bao gồm Nokia 808 và Nokia N9. Nó cũng xuất hiện trên thiết bị chạy Windows Phone, Lumia 925 – với tên gọi Glance Screen – ra mắt trước Moto X một vài tháng vào năm 2013.
Những người bình luận về tweet của Motorola nhanh chóng "ném gạch tới tấp" cho sự đạo đức giả của công ty ở bên dưới.
#TheOriginalAlwaysOnDisplay có ở trên @Nokia N9 từ năm 2011 đấy nhé :) @Moto_USA và @SamsungMobile ;) #motodroid
@Moto_USA: Ồ, Motorola có thể ở trên đỉnh đạo đức nếu Motorola thực sự là người đầu tiên chịu trách nhiệm cho việc thực hiện tính năng này. Trên thực tế, Nokia mới là người đầu tiên thực hiện tính năng này vào năm 2009 với chiếc Nokia N86, sau đó họ mang nó trở lại với tên gọi Glance Screen vào năm 2013. Nói cách khác, vào lúc Motorola lần đầu đưa nó lên điện thoại của mình, Nokia đã giới thiệu lại nó lần thứ hai rồi. Đừng gào lên như thể Motorola muốn nhận hết công lao của mình ở đây.
Có một thực tế rằng rất ít ý tưởng là hoàn toàn nguyên bản thuộc về doanh nghiệp công nghệ nào đó. Vì vậy, thay vì lo lắng về nạn sao chép bắt chước, Motorola nên tập trung vào việc làm thế nào để thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình.
Một khía cạnh đạo đức khác của câu chuyện này: đừng chỉ trích ai đó sao chép ý tưởng của bạn, mà không biết ý tưởng của mình có nguồn gốc từ đâu.
Tham khảo Thenextweb
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4