Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ

    TVD,  

    Họ có mặt trên khắp thế giới, là những ngón tay linh hoạt của quân đội Hoa Kỳ, giúp kiểm soát tình hình ở các quốc gia khác nhau.

    Lực lượng Mũ nồi xanh (Green Berets), hay còn được gọi là lực lượng tác chiến đặc biệt trực thuộc quân chủng Lục quân của quân đội Mỹ. Đây là một lực lượng được đào tạo đặc biệt, không chỉ về các chiến thuật tác chiến, trinh sát mà họ còn được đào tạo về ngôn ngữ, ngoại giao, tâm lý chiến tranh và cả chính trị.

    Nhiệm vụ của lực lượng Mũ nồi xanh là chỉ đạo và phối hợp tác chiến với quân đội bản địa, tại các nước đồng minh của Mỹ. Họ có thể tư vấn cho một vị tướng Afghanistan cũng cố lực lượng phòng vệ của mình, phối hợp thực hiện tấn công một tiền đồn du kích trong rừng rậm Trung Mỹ, hay bảo vệ cho một lãnh đạo cấp cao của Đông Âu trong các sự kiện đặc biệt.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Họ có mặt trên khắp thế giới, là những ngón tay linh hoạt của quân đội Hoa Kỳ, giúp kiểm soát tình hình ở các quốc gia khác nhau. Họ phục vụ như những chiến binh “ngoại giao”, và cũng giống như các lực lượng khác, họ có khẩu hiệu của mình đó là “giải phóng những kẻ bị áp bức”. Họ được ví như những chiến binh thầm lặng, những chiến công của họ không được vinh danh, nhưng nhiệm vụ của họ là vô cùng quan trọng, là lớp phòng ngự đầu tiên của Hoa Kỳ trước các lực lượng chống đối trên toàn thế giới.

    Lịch sử và nguồn gốc

    Lực lượng Mũ nồi xanh được thành lập lần đầu tiên trong Thế chiến thứ II, đặt dưới sự quản lý và giám sát của Văn phòng tác chiến đặc biệt ( OSS ). Trong Thế chiến thứ II, các sĩ quan của OSS đã giúp đào tạo và hỗ trợ các phong trào kháng chiến tại địa phương, thành lập các đội du kích đặc biệt, là tiền thân của lực lượng Mũ nồi xanh ngày nay.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Sau Thế chiến thứ II, OSS bị giải thể, tuy nhiên quân đội Mỹ vẫn cần một lực lượng tinh nhuệ thu thập thông tin và tổ chức các nhóm tác chiến. Năm 1952, ba sĩ quan quân đội đứng đầu là tướng Robert McClure, đã được cấp phép thành lập một lực lượng đặc biệt thực hiện các nhiệm vụ tại các quốc gia đồng minh. Một cuộc tuyển chọn với hơn 2300 binh sĩ và chỉ chọn ra được 10 người để gia nhập vào lực lượng Mũ nồi xanh lúc đó.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Căn cứ chính thức được đặt tại Fort Bragg , sau đó các căn cứ hoạt động được mở rộng trên toàn nước Mỹ và các quốc gia khác. Nhiệm vụ đầu tiên của lực lượng Mũ nồi xanh là vào năm 1953 tại Tây Đức. Cho đến nay, lực lượng Mũ nồi xanh đã hoàn thành hàng ngàn nhiệm vụ, hầu hết đều là các nhiệm vụ tuyệt mật do đó công lao của họ không được vinh danh như các lực lượng quân đội khác.

    Lựa chọn và đào tạo

    Để trở thành một người lính thuộc lực lượng Mũ nồi xanh là cả một chặng đường dài đầy gian khổ. Nó bắt đầu với một khóa huấn luyện dự bị kéo dài vài tháng, nhằm chuẩn bị thể chất và tinh thần cho những khó khăn sắp tới. Sau khóa huấn luyện dự bị sẽ là một vài vòng sơ loại kéo dài 24 ngày, nhằm loại những binh sĩ không có đủ tố chất.

    Do nhiệm vụ không chỉ là tham gia tác chiến, mà còn đảm nhận việc giám sát, hướng dẫn và ngoại giao, những người lính Mũ nồi xanh đều phải có học vấn qua cấp đại học. Sau khi đã qua vòng tuyển chọn, những người lính sẽ phải trải qua khoá huấn luyện và đào tạo đặc biệt, không chỉ rèn luyện thể chất và tác chiến mà họ còn được đào tạo về văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, truyền thống tại khu vực mà họ sẽ hoạt động.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Lực lượng Mũ nồi xanh sẽ được chuyển đến hoạt động tại một trong năm sư đoàn của quân đội Mỹ trên thế giới:

    U.S European Command: hoạt động tại Châu Phi, Tây và Đông Âu, Bắc Á.

    U.S Northern Command: hoạt động tại Bắc Mỹ và Bắc Trung Mỹ.

    U.S Pacific Command: hoạt động tại Nam Á, Đông Dương và tất cả các đảo thuộc Thái Bình Dương.

    U.S Southern Command: hoạt động tại Trung và Nam Mỹ, vùng Caribe.

    U.S Central Command: hoạt động tại Đông Bắc Phi, Trung Đông và một phần lục địa Á-Âu.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Những người lính Mũ nồi xanh còn được huấn luyện khả năng chịu đựng khi bị bắt làm tù binh. Họ sẽ phải trải qua các mô hình nhà tù chiến tranh, chịu đựng khi bị tra tấn và ngược đãi. Họ được huấn luyện các kĩ năng đặc biệt giúp sống sót trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Họ cũng được đào tạo về vũ khí, khí tài, lặn và nhảy dù.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Trong quá trình đào tạo, họ sẽ được đi chuyên sâu vào các chuyên ngành khác nhau: vũ khí, chiến thuật, tác chiến, ngoại giao, công nghệ v.v.. Mỗi thành viên sẽ có một kỹ năng khác nhau để hỗ trợ và tạo thành một nhóm tác chiến hoàn hảo nhất.

    Các vị trí trong một nhóm tác chiến

    Một nhóm của lực lượng Mũ nồi xanh được gọi là A-Team (alpha team), bao gồm 12 người trong đó có hai vị trí chỉ huy. 10 người còn lại được chia thành 5 chuyên môn khác nhau, bao gồm: tình báo và hoạt động, liên lạc và ngoại giao, y tế, vũ khí, kĩ sư. Mỗi vị trí đều có hai người, do đó một A-Team có thể chia làm 2 nhóm nhỏ để tác chiến.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Chỉ huy trong A-Team: có nhiệm vụ hoạch định chiến lược, xác định được hành động tốt nhất cho từng nhiệm vụ. Họ cũng phải có khả năng thích nghi và thay đổi kế hoạch tùy thuộc hoàn cảnh. 2 viên chỉ huy còn có nhiệm vụ tham vấn cho các lãnh đạo của quân đội các quốc gia đồng minh.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Tình báo và hoạt động trong A-Team: có nhiệm vụ thu thập thông tin về quân địch, điều kiện lãnh thổ …

    Liên lạc và ngoại giao trong A-Team: phụ trách nhiệm vụ liên lạc, truyền tải thông tin. Họ cũng được đào tạo tâm lý chiến tranh để phân tích và tư vấn cho các chỉ huy trong mỗi nhiệm vụ.

    Y tế trong A-Team: không chỉ có nhiệm vụ cứu chữa các thành viên trong đội, họ còn có trách nhiệm cứu chữa cho những người dân và đồng minh. Được huấn luyễn các kỹ năng y tế trong 10 tháng, bao gồm cả phẫu thuật và lập bệnh viện dã chiến.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Vũ khí trong A-Team: là những chuyên gia về vũ khí, họ còn có trách nhiệm hướng dẫn cho quân đội đồng minh cách sử dụng các loại vũ khí mới.

    Kỹ sư trong A-Team: được đào tạo về kiến trúc, khí tài và thiết kế. Bên cạnh khả năng xây dựng, họ còn được đào tạo khả năng phá hủy với các loại bom mìn.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Ngoài những nhóm A-Team này, lực lượng Mũ nồi xanh còn có hai nhóm được đào tạo đặc biệt với khả năng tác chiến trên không và dưới nước. Kết hợp với các nhóm A-Team hoạt động trên mặt đất tạo nên sự đa dạng trong tác chiến và giúp tiếp cận kẻ thù một cách nhanh nhất.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Nhiệm vụ tác chiến

    Trong chiến tranh thường có hai kiểu chiến thuật tác chiến là dùng vũ lực và du kích. Chiến tranh vũ lực sử dụng các hoạt động quân sự quy mô lớn, sử dụng xe tăng, máy bay, các lực lượng quân đội, nó giống một chiếc búa tạ lớn. Trong khi đó du kích giống một chiếc dao găm sắc bén, đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn là sức mạnh. Bằng những cuộc tấn công quy mô nhỏ, nhưng nhanh gọn, chính xác cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn. Đây cũng chính là nhiệm vụ của lực lượng Mũ nồi xanh.

    Vai trò của Mũ nồi xanh là xâm nhập và phá hủy từ bên trong, kết hợp với lực lượng địa phương tạo nên những cuộc nổi dậy. Giống như quân đội Việt Nam khi đánh du kích, lực lượng Mũ nồi xanh dựa vào sức mạnh của người dân địa phương, họ sống và ăn ngủ cùng dân địa phương, chiếm lòng tin và thu thập thông tin. Các hoạt động của lực lượng là tách biệt hoàn toàn, họ nhận được rất ít sự hỗ trợ từ cấp trên và phải sử dụng khả năng tùy cơ ứng biến trong các trường hợp khẩn cấp.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Sau khi đã xâm nhập được vào lãnh thỗ đối phương, lực lượng Mũ nồi xanh sẽ phải xác định các nhóm đối lập, những người đã từng bị ngược đãi hay không hài lòng và chống đối với cơ cấu quyền lực hiện tại. Sau đó họ tập hợp, huấn luyện và tạo nên một đội quân du kích. Thực hiện những cuộc tấn công từ bên trong, trong khi quân đội vẫn thực hiện chiến tranh vũ lực từ bên ngoài.

    Một số nhiệm vụ của lực lượng Mũ nồi xanh có thể đơn giản chỉ là đột nhập và thu thập thông tin, lan truyền thông tin sai lệnh đánh lạc hướng hoặc phá hủy một vài mục tiêu nhỏ như các cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Trong các hoạt động của mình, những người lính Mũ nồi xanh không được mặc quân phục của quân đội Mỹ. Do đó họ không được bảo vệ bởi công ước Geneva . Theo công ước Geneva , những người lính bị bắt được bảo vệ với các quyền riêng của tù nhân trong chiến tranh. Tuy nhiên không có quân phục, những người lính Mũ nồi xanh có thể bị bắt, bị tra tấn hoặc thậm chí bị giết chết.

    Nhiệm vụ ngoại giao và tâm lý

    Để chiến thắng một cuộc chiến tranh cần nhiều hơn một kho vũ khí đạn dược, quân đội hay khí tài quân sự, đó là những lời nói của tướng McClure – chỉ huy cao nhất của lực lượng Mũ nồi xanh. Ông nhận thức được tầm quan trọng của chiến tranh ngoại giao và tâm lý, do đó khóa huấn luyện của lực lượng Mũ nồi xanh luôn có một lớp đào tạo các hoạt động tâm lý chiến tranh (PSYOPs).

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Khóa huấn luyện tâm lý này sẽ giúp các nhóm A-Team có khả năng thuyết phục người dân cùng lực lượng chống đối trở thành đồng minh của quân đội Mỹ. Họ cũng có thể lan truyền thông tin, thuyết phục một nhóm người đứng lên đấu tranh, lợi dụng sức mạnh tại địa phương tạo ra những cuộc nội chiến. Sau chiến tranh, lực lượng Mũ nồi xanh lại có nhiệm vụ ngoại giao, tư vấn cho các lãnh đạo mới lên, giúp lấp đầy khoảng trống quyền lực và xây dựng một chính quyền mới, dựa trên mối quan hệ và có lợi cho Mỹ.

    Các hoạt động tâm lý, lôi kéo có thể sử dụng tờ rơi, đài phát thanh và truyền hình, các hoạt động tương tác với người dân, viện trợ lương thực thực phẩm. Những hoạt động lôi kéo này cũng đã từng được áp dụng trong chiến tranh Việt Nam .

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Tuy nhiên, đôi khi chúng được sử dụng để ngăn chặn chiến tranh. Ở Haiti vào đầu năm 1994, Mỹ đã chuẩn bị thực hiện việc xâm nhập vào vùng biển Caribe, nhằm khôi phục lại quyền lực của tổng thống Jean-Bertrand và lật đổ chế độ quân sự đang cai trị đất nước. Các hoạt động thuyết phục tâm lý của lực lượng Mũ nồi xanh đã rất hiệu quả, khiến người dân Haiti tin rằng ‘dân chủ hóa’ sẽ có lợi cho quốc gia của họ. Cuộc kháng chiến tại Haiti đã giảm thiểu được rất nhiều thương vong cho cả hai bên.

    Nhiệm vụ hậu chiến

    Vai trò của lực lượng Mũ nồi xanh tại các quốc gia thời hậu chiến có tầm chiến lược quan trọng hơn cả lúc chiến tranh. Sau khi chiến tranh kết thúc, chính phủ bị lật đổ luôn để lại một khoảng trống quyền lực, mà theo các chính sách thì các quốc gia nước ngoài không được can thiệp vào việc xây dựng chính phủ mới để làm lợi cho mình. Tuy nhiên Mỹ đã khôn khéo sử dụng lực lượng Mũ nồi xanh, với các mối quan hệ với lực lượng chống đối sở tại trong chiến tranh, nhằm gián tiếp tác động đến chính phủ mới.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Các chỉ huy của nhóm Mũ nồi xanh lúc này sẽ đóng vai trò các nhà ngoại giao ngầm, tư vấn cho các nhà lãnh đạo mới lên, tranh thủ sự viện trợ từ Mỹ và thiết lập mối quan hệ mới. Đây cũng là một trong những cách tốt nhất để tạo nên hàng rào bảo vệ nước Mỹ, trước các lực lượng khủng bố tại quốc gia khác. Lực lượng Mũ nồi xanh sẽ tư vấn và giám sát việc đàn áp các lực lượng khủng bố tại quốc gia đó, ngăn cho chúng không thể lớn mạnh và làm nguy hại đến nước Mỹ.

    Bên cạnh việc ngăn chặn khủng bố, lực lượng Mũ nồi xanh hoạt động tại các quốc gia còn có nhiệm vụ giám sát và phát hiện dấu hiệu về các vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các hoạt động nghiên cứu và sản xuất vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân sẽ bị phát giác ngay lập tức.

    Hiện tại và tương lai

    Qua các cuộc chiến tranh tại Iraq và Afghanistan cho thấy chiến thắng phụ thuộc rất lớn vào chiến tranh du kích và chiến tranh tâm lý kết hợp ngoại giao. Do đó, tầm quan trọng của các lực lượng đặc biệt như Mũ nồi xanh ngày càng cao.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Tuy nhiên Mũ nồi xanh là lực lượng đặc biệt, với nguyên tắc ‘con người quan trọng hơn vũ khí’ và việc huấn luyện khắt khe khiến lực lượng khó có thể mở rộng đại trà. Do đó, chính phủ Mỹ quyết định đào tạo các lực lượng biệt kích khác, trong đó có một nhánh của lực lượng Thủy quân lục chiến được đào tạo thành lực lượng đặc biệt. Tuy nhiên các nhóm này chỉ được huấn luyện tác chiến du kích, họ không được đào tạo chiến tranh tâm lý và ngoại giao như lực lượng Mũ nồi xanh.

    Tuy nhiên trong lịch sử, lực lượng Mũ nồi xanh cũng đã có những hành vi phi đạo đức, sử dụng chính khả năng lôi kéo tâm lý của mình. Đặc biệt là trong chiến tranh Việt Nam , nhân dân cùng những người lính Mỹ đã bị che mắt trong một cuộc chiến tranh xâm lược phi đạo đức. Chiến lược lôi kéo tại bản địa cũng gây ra những cuộc nội chiến tàn sát lẫn nhau.

    Mũ nồi xanh – Lực lượng tác chiến đặc biệt của quân đội Mỹ
     

    Tuy nhiên, lực lượng đặc biệt Mũ nồi xanh vẫn có tầm quan trọng nhất định và không thể thay thế. Với chiến lược ngoại giao, hướng dẫn và giám sát tại các quốc gia đồng mình, góp phần tạo nên một lá chắn phòng ngự từ xa cho nước Mỹ. Trong tương lai, số lượng lính Mũ nồi xanh có thể không được tăng cường, nhưng quân đội Mỹ đã trang bị nhiều công nghệ mới. Trong đó có khóa đào tạo mô phỏng giúp lính Mũ nồi xanh dễ dàng tiếp cận với các điều kiện nước sở tại, góp phần phát huy sức mạnh của chiến tranh tâm lý.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày