Mùa hè dùng điều hoà thế nào để tiết kiệm điện tối đa mà vẫn mát mẻ: Có 4 mẹo hay không nên bỏ qua!
Sử dụng điều hoà không đúng cách có thể là nguyên nhân khiến hoá đơn tiền điện tăng vọt, gia chủ phải đau đầu trong chi tiêu. Dưới đây là những cách sử dụng điều hoà hiệu quả và tiết kiệm nên tham khảo trong mùa hè này.
Bật điều hoà thấp hơn 6-8 độ so với nhiệt độ ngoài trời, không thấp dưới 25 độ
Nhiều người vẫn có thói quen lựa chọn nhiệt độ điều hoà dưới 20 độ để hiệu quả làm mát ở mức tốt nhất, tuy nhiên việc này tiêu tốn rất nhiều điện năng. Theo các chuyên gia, để tiết kiệm điện, bạn nên để nhiệt độ điều hòa ở mức chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài từ 6 – 8 độ là đủ mát mà vẫn không quá tốn điện. Mỗi khi giảm 5 độ C thì điều hòa sẽ tiêu tốn thêm khoảng 40% điện năng.
Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa bên trọng và bên ngoài phòng còn gây ra nhiều bệnh lý về hô hấp như sốc nhiệt, viêm họng, khô da. Chính vì vậy nhiệt độ lý tưởng là 26-28°C, không nên thấp hơn 25°C. Bạn có thể khởi động điều hoà ở mức 23-24 độ, sau đó tăng dần lên mức 26 độ trở lên để không gây tốn điện mà vẫn mang lại hiệu quả làm mát.
Kết hợp quạt công suất nhỏ/quạt trần
Bật thêm quạt trong phòng điều hoà có thể giúp quá trình lưu thông không khí được đẩy nhanh và đồng đều, mang lại cảm giác mát lạnh dễ chịu.
Thói quen này còn hạn chế điện năng tiêu thụ khi bạn không cần bật điều hoà ở nhiệt độ quá thấp, tránh các vấn đề sức khoẻ như khô da, ngạt mũi khi ở trong phòng điều hoà quá lâu. Việc sử dụng quạt còn hỗ trợ tăng độ bền cho điều hoà, giảm bớt gánh nặng và thời gian làm mát cho thiết bị điện này.
Ngoài ra bạn có thể tận dụng chế độ quạt gió tự động trên điều hoà, có công suất hoạt động nhỏ hơn các chế độ khác, tiết kiệm điện năng mà vẫn làm mát toàn diện.
Bật chế độ Sleep khi ngủ
Chưa nhiều người biết đến chế độ ngủ (Sleep) trên điều hoà mình đang sử dụng. Đây là chế độ có thể tự động tăng nhiệt độ lên để nhiệt độ phòng phù hợp với thân nhiệt của người dùng (thông thường là cứ sau 30-1 tiếng, nhiệt độ sẽ tăng lên 1-2 độ).
Trên thực tế, vào ban đêm nhiệt độ môi trường cũng giảm xuống, chế độ tự động tăng nhiệt giúp cân bằng nhiệt độ, mang lại hiệu quả về tiết kiệm điện năng. Chế độ Sleep cũng tốt cho sức khoẻ khi người dùng sẽ không có cảm giác quá lạnh lúc ngủ, giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn. Một số điều hoà khi kích hoạt chế độ Sleep sẽ giảm tiếng ồn, người dùng không bị đánh thức bởi âm thanh do thiết bị này phát ra.
Chọn chế độ Dry/Cool đúng cách
Chế độ Cool tốn năng lượng hơn so với chế độ Dry do ở chế độ Dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, tạo không khí khô ráo trong khi chế độ Cool lại lấy nhiệt nóng từ trong phòng đẩy ra cục nóng bên ngoài để làm mát phòng.
Tuy nhiên cần lưu ý dùng chế độ Dry khi môi trường có độ ẩm cao trên 60%, nhiệt độ bên ngoài dưới 34 độ còn trong trường hợp nhiệt độ lên đến 40 độ C, độ ẩm dưới 50% thì vẫn nên chọn chế độ Cool để phòng mát hơn. Trong những ngày trên nắng nóng lên tới trên 40 độ C thì chế độ Dry hầu như không có tác dụng, không nên sử dụng để tránh tiêu thụ điện năng mà không mang lại hiệu quả làm mát.
Ngoài những cách kể trên, để giảm bớt điện năng tiêu thụ khi sử dụng điều hoà, gia chủ nên:
- Chọn điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng
- Bảo trì và vệ sinh điều hoà thường xuyên
- Không bật tắt điều hoà liên tục
- Kiểm tra các khe hở trong phòng để đảm bảo phòng kín khi mở điều hoà
- Tắt điều hoà trước khi ra ngoài khoảng 30 phút
- Đặt dàn nóng ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?