Wikipedia có lẽ đang phải chịu đựng hậu quả của những sai lầm ngớ ngẩn, sự dối trá, lừa gạt vô đạo đức. Nhưng đồng thời, đây cũng được coi là cơ hội cho sự ra đời của những người tôn sùng, những ý kiến phản đối kịch liệt, hay đề tài bàn tán sôi nổi cho dân văn phòng. Sau đây là 10 điều thú vị có lẽ bạn chưa từng được nghe qua về cuốn từ điển bách khoa online này.
Jimmy Wales chia tay bạn gái qua Wikipedia
Năm 2008, Cha đẻ cuốn từ điển bách khoa online tuyên bố với toàn thế giới về việc anh chia tay với cô bạn gái nổi tiếng – Rachel Marsden – thông qua Wikipedia. Để đáp lế, Marsden đã cho bán đấu giá đồ vật cá nhân của Wales trên eBay. Không có gì đáng sợ bằng một người phụ nữ tức giận, đặc biệt khi cô ấy bị “đá” công khai ngay trên Wikipedia.
Thực tế bạn chẳng thể thay đổi bất cứ điều gì trên Wikipedia
Bạn chỉ có thể bổ sung thêm chứ không thể sửa đổi thông tin đã có. “Wikipedia là cơ sở dữ liệu với bộ nhớ được thiết kế để tồn tại dựa vào khả năng duy trì của chúng ta. Bài viết bạn đọc hôm nay chỉ là một bản nháp tạm thời, mỗi lần nó được thay đổi, cả phiên bản cũ và mới đều được lưu trữ”.
Conservapedia
Tính thiên vị của Wikipedia còn được Đảng Bảo Thủ Mỹ áp dụng để cho ra đời bách khoa toàn thư online cạnh tranh của riêng họ mang tên Conservapedia. Trang này đăng tải cái nhìn riêng của Đảng Bảo thủ về cuộc sống và liệt kê cả danh sách “Những ví dụ về sự thiên vị của Wikipedia”, đồng thời khuyến khích người đọc đóng góp ý kiến với Jimmy Wales về điều này.
Uncyclopedia
Uncyclopedia là một trang mạng khác nhái lại Wikipedia, nhưng theo một cách hài hước, của một người tự xưng là “Jimbo Wales”. Bạn có nguy cơ sẽ xao nhãng mọi thứ nếu truy cập trang mạng đầy ắp những trò đùa “đến Chúa cũng phải cười” này. Xét cho cùng, bắt chước luôn là hình thái cao nhất của ‘sự nịnh bợ’.
Bài viết dài nhất trên Wiki
Với 56.495 từ, bằng khoảng 115 trang Microsoft Word, bài viết "Line of succession to the British throne" để liệt kê các thế hệ hoàng gia Anh được vinh danh tác phẩm dài nhất trên Wikipedia.
Wikipedia có một bài hát nền
Đúng như vậy, “Khách sạn Wikipedia” được coi là bài hát chính thức của hội những người “nghiện Wikipedia”. Đĩa đơn này đáng lẽ đã được ra mắt từ năm 2004, và ‘được coi là một trong những bài hát hay nhất của thời đại Rock Wiki’. Thực chất, đây là bản viết lại lời dựa trên ca khúc "Hotel California"nổi tiếng.
Những con chiên của Jimbo
Những người sử dụng Wikipedia thích cầu nguyện, và tất nhiên, ai lại có thể lắng nghe họ tốt hơn ‘Jimbo – nhà lãnh đạo không biết sợ là gì’ chứ. Trang mạng ‘Con chiên của Jimbo’ khá được ưa chuộng với 11 thứ tiếng, là lời kêu gọi xin tha thứ và mong Jimbo đừng xoá bài viết của họ. Xét cho cùng, ông ấy vẫn là Vua của Wikipedia. Vua Jimbo muôn năm!
Wikipedia có một danh sách “Những bài viết bị xoá với tiêu đề quái dị”
Hay còn được biết đến với cái tên DAFT. Một vài trong số này bao gồm: Sự giản lược hoá, Con lừa cáu kỉnh, Sửa Wikipedia trong khi say xỉn và Cuộc tấn công của ‘Hitler 50 chân’...
Wikipedia: Bài viết cuối cùng
Có bao giờ bạn băn khoăn liệu bài viết cuối cùng trên Wikipedia sẽ nói về điều gì chưa? Vì sớm hay muộn, ‘đế chế’ của Internet một ngày nào đó cũng sẽ sụp đổ. Một vài ý tưởng được đưa ra như ‘Ngày của hàng loạt sự kiện có thể cải thiện’, ‘Kết thúc của Thế chiến III’, ‘Hiểu biết về phụ nữ’ hay ‘Cái chết của Jimbo Wales và sự sụp đổ của Wikipedia’.
Miền đất hứa – Wikitopia
Nếu Jimbo Wales chết và mang theo cả Wikipedia, tất cả mọi thứ trên thế giới, dù đúng hay sai, cũng sẽ đều biến mất. Vì thế chẳng có gì khác để làm ngoài việc cùng Wales chuyển đến Wikitopia – một hành tinh xa xôi trong khoảng không vũ trụ. Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về hành tinh này trên Wikipedia và cân nhắc kế hoạch nhập cư của mình.