Muốn Android và Chrome OS hợp nhất thành công: hãy hỏi các lập trình viên!

    Yến Thanh,  

    Trên thực tế, không phải với bất kì thiết bị nào, các lập trình viên Android cũng đều cho thấy sự hứng thú.

    Mới đây, Google đã tiếp bước Microsoft để hợp nhất 2 nền tàng là Android và Chrome OS thành một hệ sinh thái đồng nhất. Về bản chất, nền tảng Android trong 2 năm nữa sẽ không hoàn toàn giống với Windows 10. Nhưng cả Google và Microsoft đều có chung một động cơ: chuẩn bị cho những điều mới mẻ trong tương lai.

    Với hệ điều hành Android trên di động, Google đã có khoảng 1,4 triệu người dùng. Trong khi đó, doanh số laptop Chromebook chạy Chrome OS chỉ là 7,9 triệu máy mỗi năm. Nhìn chung, việc hợp nhất 2 nền tảng sẽ giúp Google bổ sung được lượng khách hàng còn thiếu, đồng thời, đặt một chân vào thị trường PC.

    Ngoài ra, động thái này sẽ khiến bộ máy nhân sự của Google được giảm tải đáng kể, cũng như tăng chất lượng của nền tảng Android. Thật không may, điều này cũng có nghĩa, các lập trình viên sẽ phải bắt tay với một Android mới, nơi mà các ứng dụng không chỉ xuất hiện trên smartphone hay tablet.

    Các lập trình viên có thực sự hứng thú với tablet ?

    Một trong những vấn đề xảy ra khi Android trở thành một thể thống nhất, đó là các lập trình viên sẽ phải tạo ra một ứng dụng cho tất cả các thiết bị chạy nền tảng đó. Tuy nhiên, không phải với bất kì thiết bị nào, các lập trình viên cũng đều cho thấy sự hứng thú.

     Tablet Pixel C là một câu hỏi lớn dành cho Google

    Tablet Pixel C là một câu hỏi lớn dành cho Google

    Minh chứng rõ ràng nhất chính là trường hợp chiếc tablet Pixel C chạy Android của Google được tung ra gần đây. Về cơ bản, Pixel C là một chiếc máy tính có thiết kế rất đẹp mắt, bàn phím rời tiện dụng. Nhưng trên thực tế, Pixel C lại hầu như không có một điểm nhấn đáng kể nào khiến người dùng thực sự ấn tượng.

    So sánh với các sản phẩm cùng thời như Surface Pro 4 của Microsoft, hay iPad Pro của Apple, Pixel C của Google tỏ ra khá nhàm chán. Thậm chí, phiên bản Android trên chiếc tablet này còn không hỗ trợ chế độ làm việc nhiều cửa sổ như Windows, hoặc gần đây là iOS.

    Nói cách khác, dù sở hữu kích thước màn hình lớn, với cấu hình tốt hơn, được tối ưu giữa phần mềm và phần cứng. Nhưng trải nghiệm mà Pixel C đem lại không hề giống các tablet màn hình lớn chút nào. Hiểu nôm na, chiếc máy tính bảng này dường như chỉ là một chiếc smartphone Android phóng to.

    Với những đặc tính khá hạn chế ở thời điểm hiện tại, tablet Pixel C được xem là một cuộc chơi khá mạo hiểm. Giải pháp duy nhất mà các chuyên gia đưa ra cho Pixel C, chính là việc tối ưu hóa chiếc tablet này với các phần bàn phím rời, đem lại cho người dùng những trải nghiệm như đang làm việc trên một chiếc PC.

    Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi một sự đầu tư kĩ lưỡng về mặt ứng dụng, nhằm khác phục tối đa những điểm yếu trên riêng mẫu tablet Pixel C. Vậy hỏi đặt ra là liệu các lập trình viên có mong muốn điều này? Câu trả lời là không, vì họ sẽ chỉ mất thêm thời gian, công sức cho các sản phẩm không bán chạy.

    Windows 10 và iOS cũng không nằm ngoài quy luật này

    Nhìn về phía 2 đối thủ lớn nhất của tablet Pixel C, bản thân iPad Pro của Apple và dòng Surface Pro của Microsoft cũng gặp phải những vấn đề tương tự.

     Surface Book là một trong những sản phẩm mới nhất chạy Windows 10

    Surface Book là một trong những sản phẩm mới nhất chạy Windows 10

    Với Microsoft, công ty đưa ra chiến lược đồng hóa các ứng dụng trên Windows Store, giúp chúng chạy được cùng lúc trên nhiều thiết bị, dù chúng là smartphone, tablet, PC, laptop hay Xbox One, và HoloLens. Vô hình chung điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của các ứng dụng.

    Đó không chỉ là các vấn đề phát sinh với từng thiết bị, mà chiến lược này còn đòi hỏi các lập trình viên cần liên tục hỗ trợ, tung ra các bản cập nhật, các bản vá mỗi khi cần thiết.

    Một lý do khác khiến giới lập trình không mấy mặn mà với việc hợp nhất các nền tảng, đó là khi Microsoft cho phép người dùng Windows 10 sử dụng các phần mềm cũ trên Windows 7 hoặc Windows 8. Trong trường hợp này, các lập trình viên sẽ chọn lựa ngay phương án sử dụng các ứng dụng / phầm mềm cũ, bởi trên thực tế, sẽ chẳng ai muốn bắt tay lại từ đầu.

    Trong khi đó, Apple lại gặp phải một vấn đề rất khác. Dù họ đang tạo ra chiếc tablet iPad Pro dành cho các doanh nhân, nghệ sĩ nhằm khẳng định vị thế tại thị trường tablet kích thước lớn, đồng thời kéo người dùng chuyển dịch theo hướng PC sang tablet. Nhưng các lập trình viên lại hoàn toàn không hề ủng hộ vấn đề này.

    Bởi một lý do khá đơn giản: tiền, tiền và tiền. Thông thường, người dùng chỉ quen trả tiền cho các ứng dụng trên chợ App Store với mức giá dưới 10 USD. Do đó, các ứng dụng trên iPad Pro nếu muốn bán chạy sẽ buộc phải áp vào khung giá tương tự, hoặc thậm chí là thấp hơn.

    Trong khi đó, giới lập trình hoàn toàn có thể tạo ra các ứng dụng, phần mềm tương tự, với các phiên bản đầy đủ dành cho các máy Mac và PC, có mức giá gấp 10 lần số tiền họ thu được trên iPad Pro.

    Cuộc đua đường dài

    Apple, Microsoft hay Google đều có những vấn đề riêng của mình. Đặc biệt là với chiến lược hợp nhất Android và Chrome OS của Google.

    Trên thực tế, trong nhiều năm qua, các lập trình viên Android chỉ hướng tới các thiết bị di động, còn tham vọng của Google là cả các tablet, laptop và thậm chí là PC trong tương lai. Do đó, trước khi muốn kế hoạch này thành công, họ thực sự cần tới sự hỗ trợ của các lập trình viên vốn trung thành với Android.

    Tham khảo: Techinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ