Muốn “so găng” cùng Alibaba, các startup thương mại điện tử Việt cần nắm vững những điều sau

    PV,  

    Muốn “so găng” cùng Alibaba ngay trên sân nhà, các startup thương mại điện tử Việt cần nắm vững những điều sau

    Với sự “tham chiến” của Alibaba trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, các startup Việt trong ngành này cần nhận thức rõ thực trạng đồng thời nghiên cứu các đối sách phù hợp.

    Để bắt kịp tốc độ và xu hướng phát triển của thế giới, chính phủ Việt Nam đã phải nỗ lực mạnh mẽ để thức đẩy sự phát triển và thậm chí là thiết lập học viện nghiên cứu mới để giải quyết, thúc đẩy làn sóng thương mại điện tử rầm rộ trong xã hội.

    Giống như những cuộc hội thảo trước đây cho thấy Đông Nam Á là một địa phận khắc nghiệt. Tuy nhiên lại là nơi mà việc nhập cảnh khu vực khá đơn giản đối với những người trong ngành thương mại điện tử. Sự phân cách về khoảng cách địa lý và phân vùng văn hóa đã tạo nên “ sự khắc nghiệt “ của Đông Nam Á. Sự khắc nghiệt này làm ảnh hưởng, ngăn cản sự đầu tư từ các thương nhân trên thế giới. Mặt khác, nguyên nhân thứ 2 nằm ở chỗ là bản chất con người như việc nhạy cảm về giá cả hay lưu động khách hàng.

    Sau đây là 5 lời khuyên cho những người mới vào nghề thương mại điện tử ở Việt Nam

    Nhận thức rõ thực trạng: Việt Nam còn nhiều hạn chế về quy định và chính sách thường xuyên thay đổi

    Khi so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn còn yếu ở mặt thủ tục rườm rà và đơn giản hóa các quy tắc để bắt kịp xu hướng bán lẻ mới nhất. Để theo kịp tốc độ với thế giới, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển và thậm chí thiết lập một viện nghiên cứu về vấn đề này.

    Tuy vậy, việc các chính sách được cập nhật, bổ sung hoặc sửa đổi thường xuyên chính là rào cản khiến các doanh nghiệp lúng túng và gặp khó khăn trong việc phát triển, mở rộng kinh doanh.

    Ví dụ đáng chú ý là trường hợp diễn ra vào tháng 10 năm 2014. Lúc đó có tới 17 trang web thương mại điện tử tại Việt Nam đã bị phạt vì vi phạm các quy định.

    Mặc dù còn nhiều tồn tại trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng Việt Nam là một trong những siêu tân binh đầy hứa hẹn và tiềm năng trong mặt trận thương mại điện tử.

    Tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng thấp

    Theo một cuộc khảo sát được VIETA (Cơ quan Thương mại điện tử và Công nghệ Thông tin Việt Nam) tiến hành, một trong những nguyên nhân tại sao Việt Nam không sẵn sàng để thực hiện mua hàng trực tuyến chính là do "Không có thẻ tín dụng". Nguyên nhân này chiếm đến 42%. Các lý do khác mà người dân biết đến chẳng hạn như sự tin cậy khi mua hàng.

     Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự thật là hiếm thấy một chiếc thẻ tín dụng trong ví của người tiêu dùng người Việt. Lý do cho điều này có liên quan đến sự kiểm duyệt khắt khe về cách sự dụng những chiếc thẻ nhựa nhỏ như thế này . Do đó, dịch vụ COD (thanh toán khi nhận hàng) vẫn còn là phương thức mua bán hàng trực tuyến khá phổ biến ở Việt Nam.

    Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự thật là hiếm thấy một chiếc thẻ tín dụng trong ví của người tiêu dùng người Việt. Lý do cho điều này có liên quan đến sự kiểm duyệt khắt khe về cách sự dụng những chiếc thẻ nhựa nhỏ như thế này . Do đó, dịch vụ COD (thanh toán khi nhận hàng) vẫn còn là phương thức mua bán hàng trực tuyến khá phổ biến ở Việt Nam.

    Hạn chế trong việc tiếp cận với các sản phẩm nhãn hiệu phương Tây

     Mặc dù có rất trang web thương mại điện tử, tuy nhiên những thị trường này không thể cung cấp nhiều hàng hóa như người tiêu dùng mong muốn . Nguyên nhân là do sự thiếu hụt sản phẩm hoặc không có sẵn các sản phẩm mà khách hàng cần,

    Mặc dù có rất trang web thương mại điện tử, tuy nhiên những thị trường này không thể cung cấp nhiều hàng hóa như người tiêu dùng mong muốn . Nguyên nhân là do sự thiếu hụt sản phẩm hoặc không có sẵn các sản phẩm mà khách hàng cần,

    Theo đó, con người dựa vào các nhà bán lẻ để có được những sản phẩm mà họ muốn bằng cách đặt hàng ở thị trường Trung Quốc. Hiện tượng mua hàng này phần nào tiết lộ một trong những vấn đề tại sao có không có “ông trùm” thương mại điện tử nào tựa như Amazon (Mỹ) hay Alibaba (Trung Quốc) tại Việt Nam.

    Trang web và mạng xã hội là những kênh bán hàng hiệu quả

    Có một thực tế đó là rất nhiều các cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam có trang web nhưng lại bán hàng qua Facebook là chủ yếu.

     Tuy nhiên khảo sát cho thấy mức độ hài lòng khi mua hàng qua kênh bán hàng là trang web vẫn khá cao, có tới 60% khách hàng được khảo sát cảm thấy hài lòng. Vì vậy các nhà TMĐT ở Việt Nam có thể kết hợp cả hai hình thức mạng xã hội quảng bá và trang web để tiến hành công việc kinh doanh.

    Tuy nhiên khảo sát cho thấy mức độ hài lòng khi mua hàng qua kênh bán hàng là trang web vẫn khá cao, có tới 60% khách hàng được khảo sát cảm thấy hài lòng. Vì vậy các nhà TMĐT ở Việt Nam có thể kết hợp cả hai hình thức mạng xã hội quảng bá và trang web để tiến hành công việc kinh doanh.

    Ngân sách tiếp thị tốt nhất nên dành cho công cụ tìm kiếm

     Trong số bốn hình thức quảng cáo, lưu lượng khách hàng truy cập trả phí là phương pháp tối ưu nhất, chiếm tới gần 40 phần trăm hiệu quả cao.

    Trong số bốn hình thức quảng cáo, lưu lượng khách hàng truy cập trả phí là phương pháp tối ưu nhất, chiếm tới gần 40 phần trăm "hiệu quả" cao.

    Trong khi đó hiệu quả trong quảng cáo của ứng dụng di động là chưa cao và chưa phù hợp. Điều này cho thấy rằng xu hướng trong tương lai là sẽ giảm ngân sách cho các kế hoạch tiếp thị trong các ứng dụng di động.

    Sân chơi thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ là mảnh đất hứa đầy tiềm năng cho những startup nắm vững những đặc điểm của môi trường nơi đây. Sau rất nhiều sự “ra đi” không hẹn ngày gặp lại của Bé yêu, Deca, Zalora thì rục rịch “bán thân” và Lazada thì đã bị Alibaba thâu tóm, các startup cần nhất đó là một cái đầu lạnh để phân tích thật kĩ tình hình, rút kinh nghiệm từ những thất bại để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh màu mỡ nhưng khắc nghiệt này.

    Thụy Dương/CafeBiz/Theo Trí thức trẻ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ