Mỹ: Cuộc chiến xây dựng hệ thống Internet 60 tỷ USD khiến các công ty đánh nhau ‘vỡ đầu chảy máu’ vì... cái cột điện
Mỹ muốn chạy đua công nghệ, thu hút mở thêm nhà máy, nhưng “lợi ích nhóm” trong cơ sở hạ tầng lại chẳng phải chuyện có thể giải quyết trong chớp mắt.
- Đánh giá Xiaomi 13 Pro: Khi điện thoại Xiaomi "chung mâm" với Apple và Samsung
- Tham vọng để lại di sản cho riêng mình, CEO Tim Cook ra lệnh giới thiệu một thiết bị đặc biệt trong 2023
- Chỉ có thể là Trung Quốc: Tạo ra sàn TMĐT chưa đầy 1 năm tuổi nhưng khiến cả ĐNÁ ‘run sợ’, sắp soán ngôi Amazon nhờ những sản phẩm ‘rẻ nhưng không ôi’
- VNeID và các ứng dụng cần phải có sau khi bỏ sổ hộ khẩu, giấy xác nhận cư trú trong thủ tục hành chính
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), Mỹ đang có kế hoạch dành ít nhất 60 tỷ USD trong 10 năm tới để xây dựng hệ thống Internet tốc độ cao trên toàn quốc. Thế nhưng chính điều này lại tạo nên một cuộc chiến “vỡ đầu chảy máu” giữa các công ty chỉ vì cái cột điện.
Tham vọng phủ sóng Internet tốc độ cao ra toàn quốc chắc chắn sẽ đòi hỏi việc lắp dây cáp quang đến từng hộ gia đình, từng nông trại và thậm chí len lỏi cả vào những khu vực nông thôn hẻo lánh tại Mỹ.
Thế nhưng vấn đề là nhiều nơi tại Mỹ vẫn chưa có cột điện để lắp dây, hoặc nếu đã có thì do chính những công ty điện, viễn thông lắp đặt chứ chẳng phải của chính phủ đầu tư, dẫn đến tình trạng tranh chấp quyền lợi với nhà mạng Internet.
Câu chuyện tranh chấp này là một trong những nguyên nhân khiến nhiều khu vực của Mỹ, từ Kentucky, Michigan cho đến South Carolina phải điêu đứng vì mạng yếu. Ví dụ như ở Socorro-New Mexico, hai trường tiểu học tại đây đã không có Internet tốc độ cao trong vài năm liền vì tranh chấp cột điện.
“Học sinh của chúng tôi đang phải chịu khổ vì mạng Internet quá yếu”, giám đốc học khu Socorro Ron Hendrix ngán ngẩm nói.
Căng thẳng
Trên thực tế, câu chuyện hạ tầng cơ sở, đường Internet và cột điện tại Mỹ đã tồn tại nhức nhối từ lâu nhưng chỉ trở nên gay gắt sau khi chính quyền Washington muốn rót vốn nâng cấp mạng lưới quốc gia. Kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, rất nhiều người dân đã than phiền vì Internet quá chậm khi họ về quê nhà cách ly.
Năm 2020, Hội đồng viễn thông quốc gia Mỹ (FCC) đã thực hiện chương trình 9 tỷ USD nhằm mở rộng Internet tại các vùng quê. Thế rồi các bang của Mỹ cũng chi hàng tỷ USD hỗ trợ nữa từ quỹ giải cứu Covid và ngân sách riêng của địa phương.
Bước sang năm 2021, đạo luật phát triển cơ sở hạ tầng của Mỹ tiếp tục bơm 42,5 tỷ USD cho việc phát triển Internet, xương sống của ngành công nghệ.
Những hãng chi tiền xây dựng cột điện như Exelon Corp hay AT&T cho biết họ có thể bố trí thêm đường dây để nhà mạng Internet sử dụng nhưng cần có phương án bồi thường cho các chi phí xây dựng mà công ty đã bỏ ra, ví dụ nhưng việc nâng cấp thay thế cột điện cũ hay kéo đường dây lên các cột.
Chính sự tranh chấp về cột điện này đã khiến những nhà mạng Internet như Charter Communications Inc chậm tiến độ trong công cuộc phủ sóng mà chính quyền Washington muốn thực hiện.
“Nếu không có sự can thiệp của chính phủ hay chính quyền bang trong cuộc tranh chấp cột điện này thì đây sẽ là cản trở lớn nhất cho tham vọng phủ sóng Internet 100% toàn nước Mỹ”, hãng Charter viết trong báo cáo gửi FCC.
Thậm chí, Charter còn đang thực hiện chiến dịch vận động hành lang nhằm kêu gọi chuyển chi phí xây dựng cột điện sang cho các hãng cung ứng điện, viễn thông hứng chịu. Ngay lập tức điều này đã bị những công ty sở hữu cột điện phản đối khi cho rằng chúng chỉ khiến tiến độ xây dựng chậm chạp hơn mà thôi.
“Cho dù không được đền bù xứng đáng thì chúng tôi vẫn xây cột điện mà. Mọi người cứ làm như thể chúng tôi không xây vậy, tiến độ chỉ chậm một chút thôi”, luật sư Tom Magee của Exelon và một số công ty điện khác ở Mỹ nói.
Tuy nhiên câu chuyện thực tế khác khá xa so với những lời tuyên bố của các hãng cung ứng điện.
Quay trở lại với trường tiểu học ở Socorro, chính quyền địa phương đã cố gắng để nối đường cáp quang Internet tốc độ cao với chiều dài 37km, sử dụng những cột điện của hãng Sorocco Electric Cooperative Inc từ năm 2017.
Dự án này của Sorocco đã được cấp kinh phí hỗ trợ từ FCC nhưng bất ngờ bị thay đổi khi chi phí kéo dây qua cột điện và lắp cột mới trở nên quá cao so với dự kiến. Phía Sorocco Electric cho biết 189/341 cột điện theo tuyến đường dự án quá yếu và cũng chẳng đủ cao để lắp thêm dây mạng nên cần thay thế. Hậu quả là chi phí bị đội thêm 200.000 USD so với dự kiến ban đầu.
Phía chính quyền Sorocco phản bác khi cho rằng việc bảo trì cột điện là trách nhiệm của công ty điện. Thế nhưng phía Sorocco Electric không chấp nhận điều này và khiến dự án bị kéo dài.
Năm 2022, chính quyền Sorocco quyết định nối đường cáp mạng ngầm dưới đất thay vì dùng cột điện và dự kiến sẽ bắt đầu khởi công trong năm 2023.
Tuy nhiên CEO Joseph Herrera của Sorocco Electric cảnh báo chi phí lắp cáp mạng ngầm còn đắt đỏ hơn dùng cột điện.
“Nối dây qua đường cột điện sẽ dễ dàng và rẻ nhất, trong khi lắp cáp ngầm sẽ tốn nhiều chi phí bảo trì, nâng cấp và khiến người dùng phải trả thêm tiền”, CEO Herrera nói.
Chơi xấu
Tờ WSJ cho biết không chỉ có sự tranh chấp về quyền lợi sử dụng cột điện mà nhiều hãng còn sử dụng chiêu trò khi có đối thủ cạnh tranh mới.
Năm 2020, hãng Charter đã thắng thầu xây dựng đường cáp quang Internet tới 6.000 địa điểm ở Bowling Green-Kentucky. Công ty này dự định dùng hệ thống cột điện của Warren Rural Electric Cooperative Corp.
Ngay lập tức, hãng Warren Rural Electric triển khai dịch vụ mạng của riêng mình thông qua các cột điện mà họ sở hữu tại địa phương, qua đó tranh giành tiền hỗ trợ từ quỹ của FCC vốn được giành cho Charter.
Phía Charter cáo buộc Warren Rural Electric đã đệ trình một kế hoạch xây dựng mạng lưới cho Charter nhưng phải tốn đến 14 năm mới hoàn thành, qua đó cạnh tranh không lành mạnh.
Sau hàng loạt đơn kiến nghị của Charter, phía Warren Rural Electric đã chấp nhận cho nhà mạng Internet này tiếp cận những cột điện của họ.
Người phát ngôn của Warren Rural Electric cho biết họ không cố tình cạnh tranh với Charter mà đơn giản là với lợi thế sở hữu các cột điện, công ty dễ dàng xây dựng mạng lưới Internet đến các hộ gia đình hơn.
*Nguồn: WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"