VOV.VN - Mỹ đã đưa ra kế hoạch trị giá 140 triệu USD để thành lập 7 viện nghiên cứu AI mới, yêu cầu các cơ quan chính phủ soạn thảo hướng dẫn sử dụng AI an toàn.
- Hơn thua với Google, Amazon gấp rút tích hợp AI: Khách hàng được cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm, nhân viên giảm thiểu các công việc tay chân
- Xuất hiện mạng 5.5G có tốc độ tải 10 Gb/giây
- Cựu giám đốc Samsung đã tuồn thiết kế mật để xây nhà máy đối thủ tại Trung Quốc như thế nào
- Thủ đoạn lừa đảo sử dụng công nghệ AI ngày càng phổ biến tại Mỹ
Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), chính phủ các nước trên khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ đang phải tìm cách để có thể hạn chế những rủi ro từ công nghệ này, như thông tin sai lệch làm suy yếu nền dân chủ, mất việc làm do tự động hóa ngày càng tăng, hay mối nguy hại từ nạn tin tặc độc hại do AI cung cấp.
Chính quyền Tổng thống Biden hồi tháng 5 đã có cuộc họp với người đứng đầu các công ty công nghệ như Google, Microsoft để bàn về việc phát triển AI hiệu quả và an toàn. Hiện các công ty công nghệ đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn từ các cơ quan Liên Bang Mỹ như Ủy ban Thương mại Liên bang hay cơ quan thực thi Luật bảo vệ người tiêu dùng và chống độc quyền. Năm 2022, chính quyền Mỹ đã công bố đề xuất dự luật về quyền AI, kêu gọi các nhà phát triển tôn trọng các nguyên tắc về quyền riêng tư, an toàn và quyền bình đẳng khi họ tạo ra các công cụ AI mới.
Thông điệp chính quyền Biden muốn gửi tới các công ty công nghệ rằng, họ có vai trò quan trọng để giảm thiểu rủi ro và có thể hợp tác với chính phủ. Nhà Trắng dự kiến trong vài tháng tới sẽ ban hành hướng dẫn về cách cơ quan liên bang có thể sử dụng các công cụ AI.
Mỹ đã đưa ra kế hoạch trị giá 140 triệu USD để thành lập 7 viện nghiên cứu AI mới, yêu cầu các cơ quan chính phủ soạn thảo hướng dẫn sử dụng AI an toàn. Điều này cũng có nghĩa các công ty công nghệ có trách nhiệm đảm bảo sản phẩm của họ an toàn, trước khi được công khai trước công chúng.
Các Thượng nghị sỹ Mỹ đầu tháng 6 đã giới thiệu 2 dự luật trí tuệ nhân tạo lưỡng đảng riêng biệt, trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ này đang gây nhiều lo ngại cho chính phủ các nước, nhà lập pháp và cả người dùng.
Dự luật thứ nhất yêu cầu các cơ quan trong Chính phủ Mỹ phải thông báo với người dân khi sử dụng trí tuệ nhân tạo để tương tác với họ, đồng thời, tạo phương thức để người dân có thể kháng cáo đối với bất kỳ quyết định nào do AI đưa ra.
Trong khi đó, dự luật thứ hai đề xuất thành lập Văn phòng phân tích cạnh tranh toàn cầu, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh của Mỹ luôn dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Hôm 1/6 vừa qua, Mỹ và Liên minh châu Âu cho biết đang tiến tới việc soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử tự nguyện về trí tuệ nhân tạo (AI), mở cho tất cả các nước có cùng quan điểm bảo vệ người dùng trước mặt trái của trí tuệ nhân tạo cùng tham gia.
Trong bối cảnh nhiều nước đang tiến tới xây dựng luật để giải quyết các mối lo ngại về an toàn của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, “cha đẻ” của ứng dụng Chat GPT - Sam Altman vài tháng qua đã liên tục có các chuyến đi khắp thế giới để kêu gọi nguyên thủ góp tiếng nói, nhằm hình thành một khuôn khổ toàn cầu để trí tuệ nhân tạo AI được sử dụng một cách có trách nhiệm./.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời