Mỹ muốn tái lập đội máy bay Thần phong cảm tử nhưng không sử dụng người

    An Phạm,  

    Chi phí sản xuất thấp, nhỏ gọn, cơ động và sát thương cao là đặc tính của phi đội máy bay cảm tử không người lái mà quân đội Mỹ đang lên kế hoạch.

    Trong thời kỳ Thế chiến thứ nhất, các cuộc không chiến đều diễn ra theo một trình tự rất “quy củ”: đầu tiên các máy bay nhỏ sẽ bay trinh thám, tiếp theo sẽ là máy bay chiến đấu tấn công các máy bay khác của địch, còn lại sẽ là các máy bay hạng nặng mang theo bom để oanh tạc các mục tiêu dưới mặt đất.

    Qua nhiều thời kỳ với những cuộc chiến khác nhau nhưng nhìn chung cách thức tác chiến cũng không có quá nhiều sự thay đổi về mặt chiến thuật, nếu có thì cũng chỉ đơn giản là thay đổi một số loại máy bay có hỏa lực khác nhau.

    Theo nhận định của một số chuyên gia về chiến tranh thì trong tương lai, các cuộc chiến trên không sẽ là ưu tiên hàng của các lực lượng quân đội. Đại tá Travis Burdine của không quân Hoa Kỳ cho rằng ngoài các máy bay trinh sát, chiến đấu cơ và máy bay ném bom, những trận không chiến trong tương lai sẽ còn có sự góp mặt số lượng lớn của các loại máy bay không người lái.

    Đại tá Travis Burdine nói: “Chúng tôi cần một loại máy bay không người lái để cảm tử lao thẳng vào hàng phòng không và các tên lửa của địch. Đặc biệt, chúng cần phải rẻ. Nếu địch có 1000 tên lửa và tuyến phòng không thì chúng ta sẽ dùng 10.000 máy bay cảm tử để phá hủy chúng”.

    Từ trước đến nay, quân đội Mỹ đã phải tốn rất nhiều chi phí đầu tư nghiên cứu những phương thức tàng hình để chống lại các tên lửa phòng không. Tuy nhiên, hiện nay, các lực lượng như không quân, hải quân và lục quân Mỹ đang rất quan tâm đến các loại máy bay không người lái có chi phí sản xuất thấp để phá hủy tên lửa và phòng không của địch.

    Nhà báo Kelsey D. Atherton của trang Popular Science đã có bình luận về máy bay cảm tử không người lái: “Nếu thành công, các cuộc không kích sẽ diễn ra theo trình tự như sau: đầu tiên vẫn là máy bay trinh sát đi do thám, tiếp theo là máy bay không người lái sẽ bay song song với những loại chiến đấu cơ đắt tiền để đánh chặn tên lửa và phòng không địch, rồi chiến cơ làm nhiệm vụ tiêu diệt máy bay đối phương, cuối cùng đến máy bay ném bom hạng nặng phá hủy mục tiêu mặt đất”.

    Tham khảo: businessinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ