Mỹ: Ủng hộ điện hạt nhân vì môi trường

    PV,  

    Ông Ernest Moniz - Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, đồng thời là một nhà vật lý hạt nhân - nói: “Chúng tôi phải bổ sung các nguồn năng lượng không phát thải, không có loại trừ”.

    Vài năm trước, Mỹ dường như đã quả quyết chia tay năng lượng hạt nhân, đặc biệt sau thảm họa Fukushima (Nhật Bản) năm 2011. Tuy nhiên, việc Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu buộc các quốc gia giảm phát thải CO2 dường như đang khiến Mỹ có cái nhìn khác. Mới đây, ông Ernest Moniz - Bộ trưởng Năng lượng Mỹ, đồng thời là một nhà vật lý hạt nhân - nói: “Chúng tôi phải bổ sung các nguồn năng lượng không phát thải, không có loại trừ”.

     Nhà máy điện hạt nhân Salem nhìn từ vịnh Delaware, Mỹ. Ảnh: Wiki

    Nhà máy điện hạt nhân Salem nhìn từ vịnh Delaware, Mỹ. Ảnh: Wiki

    Từ lâu, năng lượng hạt nhân đã bị đặt câu hỏi về vấn đề xử lý rác thải, độ an toàn, khả năng bị biến thành nguyên liệu sản xuất vũ khí… Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhà chính sách, nhà phân tích, nhà hoạt động môi trường… thống nhất rằng đây chính là nguồn năng lượng sạch lớn nhất của Mỹ.

    “Không nguồn năng lượng nào có thể theo kịp năng lượng hạt nhân” - ông Moniz phát biểu. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, các nhà máy điện hạt nhân đóng góp tới 60% năng lượng không phát thải, theo sau là thủy điện với 18%. Ngoài ra, các nhà máy điện hạt nhân có thể sản xuất ra một số lượng điện ổn định, có khả năng đạt 90% công suất - cao hơn bất cứ nhà máy điện chạy gas hay than nào.

    Ông Michael Shellenberger - Giám đốc Enviromental Progress, tổ chức chuyên về chính sách và nghiên cứu phi lợi nhuận - cho rằng: “Nhà máy điện hạt nhân không chỉ sản xuất ra nhiều năng lượng hơn các nhà máy loại khác. Chúng thân thiện với môi trường hơn, thậm chí khi so với các nguồn năng lượng tái tạo do các công đoạn như khai thác, sản xuất và xử lý thải đều được tính toán kỹ”.

    Theo Khoa học Phát triển

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ