Năm 2016 này sẽ là năm nóng nhất từng được ghi nhận, mức CO2 hiện đang cao nhất lịch sử loài người
Chúng ta đã có Hiệp ước Khí hậu Paris và đang nhóm họp để tìm ra những phương án hành động cụ thể. Đã đến lúc phải hành động!
Chủ nhật vừa rồi, Tổ chức Khí tượng học Thế giới WMO thuộc Liên Hợp Quốc công bố rằng nhiệt độ trong khoảng thời gian từ tháng Một cho tới tháng Chín năm 2016 đã cao hơn thời tiền công nghiệp 1,2 độ C.
Họ còn nói thêm rằng, năm 2016 này sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử, một mốc kỷ lục ta không nên lấy và cũng không thể lấy làm tự hào, khi mà những dải san hô hay những vỉa băng Bắc Cực đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tàn phá của con người.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã nhóm họp và đồng ý rằng các quốc gia trên thế giới phải chung nay chống lại việc biến đổi khí hậu. Họ mong muốn Trái Đất giữ điểm 2-độ-C-cao-hơn mức tiền công nghiệp, để tránh những thay đổi tự nhiên nguy hiểm như mực nước biển dâng quá cao, những hiện tượng thời tiết cực đoan hay nhiều hiệu ứng xấu khác.
Hiệp ước Khí hậu Paris đã chính thức có hiệu lực từ lần họp gần nhất, nêu lên một mục tiêu mà các nước, đó là giữ nhiệt độ cao hơn mức tiền công nghiệp chỉ 1,5 độ C.
Các nhà khoa học nói rằng mục tiêu này được đặt ra là để tránh những ảnh hưởng cực đoan của thời tiết cũng tránh việc những vùng đất quá thấp so với mức nước biển sẽ hoàn toàn biến mất khỏi bản đồ.
Hội nghị về biến đổi khí hậu hiện đang diễn ra tại Maroc.
Bên cạnh đó, Hiệp ước Khí hậu còn nêucao quan điểm loại bỏ hoặc ít nhất, tại thời điểm này là hạn chế tới mức tối đa hiệu ứng khí nhà kính thải ra ngoài môi trường và đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác, thay vì sử dụng chủ yếu nhiên liệu hóa thạch như hiện tại.
Hiện đại diện các nước vẫn đang tham dự một hội nghị khí hậu tại Marrakech, Maroc để tiến tới đưa thêm ra những điều luật bổ sung cho Hiệp ước Khí hậu được ký trước đó.
Tổ chức WMO nói rằng nhiệt độ toàn cầu trong khoảng từ tháng Một tới tháng Chín năm nay đã cao hơn 0.88 độ C so với thời điểm từ năm 1961 cho tới năm 1990. Một phần nguyên nhân nằm tại những hiện tượng El Nino mạnh bất thường năm 2015 và 2016 tại Thái Bình Dương.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vẫn tăng từ thời điểm tiền công nghiệp cho tới nay.
Thông số cho thấy từ nay cho tới hết năm 2016, nhiệt độ sẽ duy trì đủ cao để vượt qua kỷ lục của năm 2015, khi mà nhiệt độ cao hơn 0.77 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20.
Cùng thời điểm hiện tại, khí nhà kính tập trung trong bầu khí quyển cũng đã đạt mức cao nhất năm 2016.
Quan sát từ khu vực Hawaii và Australia cho thấy rằng lượng lớn carbon dioxide, methane và nitro oxide trong khí quyển. Hiện mức carbon dioxide trong không khí hiện tại đã đạt mức cao nhất trong lịch sử loài người.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã khiến các rặng san hô lớn trên thế giới bị ảnh hưởng, với ví dụ rõ ràng nhất là như thiệt hại rõ ràng tại Dải San hô Lớn tại Úc.
Bên cạnh đó, băng tại Bắc Băng Dương rút đi với tốc độ nhanh nhất trong vòng nhiều thập kỷ nay. Các nhà khí tượng học nghi ngờ rằng băng tan đã khiến dòng biển Trái Đất thay đổi, tạo nên nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan tại Mỹ và Châu Âu vài năm trở lại đây.
Quy mô băng tại Bắc Băng Dương giảm liên tục từ năm 1979 tới nay, năm 2016.
Tại Greenland, lớp băng đang mỏng dần đi mỗi khi hè tới, tuyết tại Bán cầu Bắc đang ở dưới mức trung bình trong 6 tháng đầu năm 2016.
Tại Bắc Cực, băng trong nước biển đang tiến tới mức dưới trung bình sau nhiều năm trời vẫn luôn ổn định trên mức này.
Đại diện các nước vẫn đang tiếp tục tiến hành nhóm họp để đưa ra một bản kế hoạch hành động cụ thể, dựa theo Hiệp ước Khí hậu. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Kerry nói rằng nước Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện Hiệp định nêu trên cho tới khi tổng thống Obama chính thức rời Nhà Trắng vào ngày 20 tháng 1 năm 2017.
Bên phải là ông John Kerry, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang bàn luận với nhà khoa học Gavin Dunbar về vấn đề tan băng tại Bắc Cực.
“Giờ đây hội đồng các nhà khoa học thế giới đã kết luận được chính xác rằng khí hậu Trái Đất đang thay đổi theo chiều hướng xấu và không còn nghi ngờ gì nữa. Tất cả các bằng chứng đều đã được đưa ra rõ ràng”, ông Kerry kết luận.
Đa số người dân Mỹ hiện đều muốn đất nước mình có những hành động cụ thể hơn trong nỗ lực bảo vệ môi trường, và họ cũng đều mong chờ xem những thay đổi lớn của đất nước này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới những quyết định hiện tại.
Tham khảo Yahoo News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI