Năm 2020, công nghệ sẽ thay thế sex để trở thành phương pháp tạo ra con người chủ yếu
Công nghệ lựa chọn phôi thai có thể đảm bảo những đứa con của bạn khỏe mạnh hơn, thể chất và trí tuệ vượt trội hơn, nhưng đồng thời nó cũng đặt ra các thách thức mang tính bước ngoặt cho nhân loại.
Bản năng sinh sản của con người sắp phải trải qua một thay đổi triệt để. Lựa chọn phôi thai, kết hợp với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sẽ giúp loài người chúng ta loại bỏ nhiều bệnh di truyền, kéo dài tuổi thọ, và cải thiện tổng thể sức khỏe của mọi người. Đến năm 2020, phương pháp này được dự đoán có thể thay thế quan hệ tình dục để trở thành cách chủ yếu cho thụ thai trẻ con.
Một cuộc cách mạng về cách tạo ra con người
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm dành cho người lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1978, khi người đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp này, một bé gái người Anh, Louise Brown, còn được gọi là “em bé trong ống nghiệm,” sinh ra vào ngày 25 tháng Bảy năm 1978. Từ đó đến nay, đã có gần 6 triệu trẻ em trên thế giới đã được sinh ra thông qua kỹ thuật này.
Không chỉ vậy, từ những năm 1990 đến nay, bằng kỹ thuật sàng lọc di truyền PGS, hơn một ngàn căn bệnh di truyền như: xơ nang, bệnh Huntington, teo cơ Duchenne, … đã được phát hiện ra. Sự kết hợp của IVF và PGS sẽ giúp các bậc cha mẹ lựa chọn được các phôi thai không mang những căn bệnh này nếu muốn.
Nhưng đây chỉ là những ngày đầu của kỹ thuật PGS khi quá trình tìm kiếm và phát hiện các gen mang bệnh vẫn còn chậm và phức tạp. Khi ngày càng có nhiều người hơn có một bộ gen đầy đủ, cơ sở quan trọng cho tương lai của y học cá nhân, các nhà khoa học có thể khám phá và tìm thấy những mô hình cho các bệnh di truyền phức tạp như bệnh động kinh và tiểu đường type một.
Mặc dù có những lợi ích trên, nhưng liệu có quá sớm khi cho rằng chỉ trong vòng hơn 20 năm nữa, phương pháp này sẽ cạnh tranh với bản năng tự nhiên của con người trong việc duy trì nòi giống hay không? Bốn lý do dưới đây có thể sẽ là câu trả lời cho câu hỏi trên.
1. Chi phí ngày càng giảm xuống
Trong khi tại một vài quốc gia như Úc, Pháp, Israel và Thụy Điển, hỗ trợ sinh sản được chi trả bởi các chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia, việc thực hiện các kỹ thuật này sẽ không tạo ra các thách thức về sự công bằng kinh tế xã hội.
Còn tại các quốc gia khác, chi phí cho IVF và PGS có thể lên đến 20.000 USD – khoản chi phí cao này sẽ dẫn đến các thách thức lớn hơn về công bằng xã hội. Không những thế, tại các quốc gia nghèo nhất thế giới, thậm chí kỹ thuật IVF hay PGS vẫn còn chưa sẵn sàng để thực hiện.
Nhưng khi các kỹ thuật này được chấp nhận phổ biến hơn, chi phí sẽ giảm xuống và tỷ lệ người tiếp cận được sẽ tăng lên. Đó sẽ là thời điểm các chính phủ và các công ty bảo hiểm tại nhiều quốc gia sẽ có động lực để chi trả các chi phí này.
Nguyên nhân rất đơn giản, chi phí để cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ thấp hơn nhiều so với việc cung cấp gói dịch vụ chăm sóc suốt đời cho những người đang mang căn bệnh di truyền vốn có thể phòng ngừa.
2. Rủi ro cho các dị tật bẩm sinh thấp hơn
Ngay cả khi các biện pháp thực hiện trở nên phổ biến hơn, IVF và PGS vẫn tiềm ẩn các rủi ro. Trích xuất trứng có thể gây ra những cơn đau khủng khiếp và đôi khi nguy hiểm cho phụ nữ. Các phôi giai đoạn đầu có thể bị nguy hiểm trong quá trình làm sinh thiết, và có đến 1/5 số phôi có thể không sống sót trong giai đoạn làm đông lạnh trước khi cấy.
Một nghiên cứu sơ bộ được đăng trên tạp chí của Hiệp hội Y sĩ Mỹ (JAMA) vài đầu năm nay cho thấy rằng, trẻ con sinh ra bằng phương pháp IVF vẫn có khả năng mang một số dị tật bẩm sinh nhất định cao hơn một chút so với những đứa trẻ sinh ra bằng phương pháp khác, không phải IVF.
Nghiên cứu của JAMA chỉ ra rằng khả năng khuyết tật của trẻ sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản ở mức khoảng 0,001%. Con số này dù còn quá cao, nhưng vẫn thấp hơn so với con số 2-3% được sinh ra với dị tật bẩm sinh hoặc do di truyền – theo báo cáo của trường Royal College of Physician của Anh.
Tuy nhiên, câu hỏi cuối cùng lại dành cho các bậc phụ huynh, không phải việc họ có chấp nhận hay không các rủi ro của phương pháp IVF và PGS, mà liệu các rủi ro này sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn rủi ro của những đứa trẻ sinh ra theo cách truyền thống.
Hiện không phải tất cả mọi di tật đều có thể phát hiện bằng PGS, nhưng một số lượng lớn đáng kể và vẫn tiếp tục tăng lên các dị tật này sẽ được phát hiện khi kiến thức về các chỉ dấu di truyền của bệnh học được mở rộng hơn.
3. Những lợi ích xã hội to lớn từ cuộc cách mạng về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Ngoài ra, một lý do khác sẽ làm cho biện pháp hỗ trợ sinh sản được ưa chuộng hơn, vì phụ nữ có thể chủ động hơn về thời điểm mang thai nhưng vẫn có thể giảm rủi ro về dị tật cho đứa trẻ. Những phụ nữ muốn có con bằng thụ tinh ống nghiệm IVF có thể trích xuất và làm đông lạnh trứng của họ từ độ tuổi hai mươi, quãng thời gian mà rủi ro của các bệnh di truyền thấp hơn đáng kể so với lứa tuổi giữa 30 và cao hơn nữa.
Khả năng ngăn chặn các bệnh di truyền sẽ là chất xúc tác cho việc sàng lọc phôi thai trở nên phổ biến. Nhưng khả năng ứng dụng của công nghệ này sẽ không dừng lại ở đây. Khi các tế bào lấy ra từ phôi giai đoạn đầu hoàn toàn được sắp xếp theo trình tự trong quá trình PGS, chúng sẽ cung cấp thông tin về tất cả các đặc điểm di truyền, chứ không chỉ những điều liên quan đến bệnh lý.
Trong khi một số đặc điểm, như có ráy tai ướt hoặc khả năng cuộn lưỡi, là tương đối đơn giản về mặt di truyền, có lẽ chỉ chịu tác động bởi một hay một số gen. Còn các đặc điểm khác, như chiều cao và trí thông minh, thì phức tạp hơn nhiều và chịu tác động của hàng ngàn gen.
Giáo sư Stephen Hsu của trường Đại học bang Michigan với nền tảng chuyên ngành về gen, dự tính rằng chúng ta sẽ có thể sử dụng các nghiên cứu từ việc kết hợp và so sánh số lượng lớn gen (có thể từ bộ gen của hàng triệu đến hàng tỷ người) để dự đoán gần đúng về chiều cao sau này của trẻ trong khoảng một vài năm nữa, và sẽ mất khoảng một thập kỷ để dự đoán được trí thông minh.
Trong khu vực pháp lý mà quá trình quét PGS được phép để lựa chọn đặc điểm, các bậc phụ huynh sẽ được thông báo về các xác suất cho kết quả từ những phôi tiền cấy ghép. Do đó họ có thể lựa chọn phôi nào để cấy ghép. Một vài phôi sẽ được xác định có khả năng trội hơn thông thường về toán học, chạy đặc biệt nhanh, hoặc là những đứa trẻ siêu đồng cảm với người khác. Chúng ta càng biết nhiều về gen, các dự đoán này sẽ càng trở nên chính xác hơn.
4. Thúc đẩy bởi sự cạnh tranh giữa các quốc gia và các gia đình.
Một thế giới mới của hỗ trợ sinh sản sẽ đe dọa rất nhiều người. Nhiều cá nhân, các tập đoàn và các quốc gia có thể chọn không tham gia vì những lý do rất chính đáng. Nhưng sự cạnh tranh bên trong và giữa hai quốc gia sẽ thúc đẩy sự chấp nhận việc lựa chọn phôi thai tiến về phía trước.
Khi được xem là an toàn, các bậc phụ huynh sẽ không muốn con cái họ bị bỏ lại phía sau khi chỉ số IQ của mọi người đều gia tăng, chiều cao trung bình cao hơn, nhờ vào lựa chọn phôi thai. Các quốc gia sẽ lo sợ mất đi lợi thế cạnh tranh nếu không tham gia trong khi các quốc gia khác thì có.
Những mặt trái của cuộc cách mạng
Tuy nhiên, các lợi ích trên sẽ làm nổi lên những câu hỏi cơ bản, mà nếu không được giải quyết thỏa đáng, nó có thể dẫn đến xung đột nghiêm trọng hay thậm chí bạo lực nghiêm trọng.
- Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng đến những công nghệ này để dân số thế giới không bị chia thành những người có gen di truyền tốt và những người không có?
- Liệu lựa chọn phôi thai sẽ chỉ làm gia tăng sự chênh lệch của chúng ta, dẫn đến sự độc nhất về loài người, làm mất đi tính đa dạng về di truyền và thậm chí khả năng sống sót trong dài hạn của loài người hay không?
- Liệu chúng ta có còn tôn vinh những đứa con của mình nữa hay không khi chúng được sinh ra trong một thế giới, nơi công nghệ đang cám dỗ chúng ta để biến chúng thành một sản phẩm tiêu dùng với các tính năng được lựa chọn?
- Liệu việc lựa chọn các đặc điểm cụ thể có đưa chúng ta trở về thời kỳ của thuyết ưu sinh (một phong trào ủng hộ các phương thức nhằm cải tạo gen của dân số), trong đó đặc tính của toàn bộ nhân loại bị suy yếu dần do chúng ta không còn nhận ra đặc tính trong mỗi con người?
Không có câu trả lời dễ dàng cho các câu hỏi này. Các câu hỏi đó sẽ là sự đối xứng quan trọng với việc mở rộng áp dụng của các công nghệ hỗ trợ sinh sản tiến bộ. Chúng ta sẽ cần nhiều hơn nữa các cơ quan quản lý quốc gia và toàn cầu để giúp định ra khuôn khổ và thực hiện một cuộc đối thoại về tương lai của loài người chúng ta trong thời đại của công nghệ mang tính cách mạng. Chúng ta sẽ phải đàm phán các hiệp định quốc tế hiệu quả để thúc đẩy việc sử dụng tốt nhất các công nghệ này và giảm thiểu khả năng bị lạm dụng. Tất cả những việc này sẽ là một khó khăn khủng khiếp.
Nhưng cho dù bất cứ việc gì chúng ta làm hay không làm, loài người đều đang ở bước ngoặt của quá trình tiến hóa. Lựa chọn phôi thai không chỉ là sự khởi đầu của sự biến đổi này. Tương lai thay đổi gen đã bắt đầu.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming