Nắm 8 mẹo chụp ảnh này, cầm điện thoại "cùi" bạn cũng làm nên tuyệt tác

    Rô Mèo,  

    Chụp ảnh cũng phải có kĩ thuật, có lưu ý và cũng phải có những quy tắc cần tuân theo. Chỉ với 8 mẹo, tay nghề của chúng ta sẽ được nâng cao, tất cả đều rất hữu dụng với cả nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn người không chuyên.

    Trải qua một năm 2016 có nhiều sự kiện nhiếp ảnh, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc 8 mẹo nhỏ để cải thiện khả năng chụp ảnh của bản thân. Những mẹo bên dưới có thể áp dụng với bất kì thiết bị nào, miễn nó có thể chụp ảnh được.

    1. Học cách nhận biết ánh sáng tốt

    ĐIều này được đưa vào danh sách đầu tiên bởi vì không có từ nào có thể miêu tả được, việc nhận biết chỉ có thể cải thiện khi chúng ta tự rèn luyện hằng ngày, thậm chí khi cầm điện thoại hay máy ảnh. “Nhiếp ảnh” có nghĩa là “bắt những khoảng khắc bằng ánh sáng”. Những thiết bị chụp ảnh hiện tại đơn giản chỉ là một công cụ để giúp chúng ta “bắt” các khoảnh khắc mong muốn dưới sự soi chiếu của “ánh sáng”.

    Vì thế việc kiểm soát ánh sáng trong một bức ảnh là vô cùng đơn giản nhưng hết sức quan trọng. Mẹo duy nhất ở phần này là “học cách nhận biết và đánh giá ánh sáng tốt” bằng tự chính bản thân mình bằng quá trình chụp ảnh. Ánh sáng có phải chiếu qua các hàng cây không? Ánh sáng màu gì? Ánh sáng trên các bề mặt phản chiếu thì sẽ tạo nên sự thú vị gì? Ánh sáng có thể tạo bóng? Nếu chúng ta học cách kiểm soát ánh sáng, khám phá ánh sáng cũng như làm quen dần với nó, chắc chắn bạn sẽ nâng cao khả năng chụp ảnh.

    2. Bố cục trong nhiếp ảnh

    Chúng ta thường suy nghĩ khá nhiều mỗi khi muốn chụp ảnh về việc phải sắp xếp bố cục, nhưng đơn giản nhất hãy áp dụng “quy tắc 1/3”. Hãy tự tưởng tượng bức ảnh sẽ được chia thành 9 ô bằng nhau, các ôi được chia cắt bởi 2 đường dọc và 2 đường ngang.

    Chúng ta có thể sử dụng quy tắc này để thỏa sức sáng tạo, chỉ cần chủ thể muốn chụp của bạn luôn nằm trên điểm giao của các đường thẳng (có 4 điểm giao). Sau khi thành thạo bố cục cơ bản này, chúng ta sẽ có thể tìm hiểu thêm về việc phá vỡ các quy tắc sau khi các bạn đã thành các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

    3. Nội dung là điều quan trọng nhất

    Hãy tự hỏi chính mình: bạn đang chụp chủ đề gì gì? Thích chụp cái gì? Rõ ràng việc chụp những thứ làm chúng ta hứng thú luôn đem đến động lực hơn, đúng chứ? Mỗi bức ảnh là một câu chuyện hoặc bắt những khoảnh khắc bất chợt. Có thể hôm đó bạn chụp được bọn trẻ đang chơi đùa, ánh sáng chiếu qua chiếc lá, cũng có thể là một người nào đó với chiếc mũ lạ mắt trên phố.

    Những gì hiện ra trong khung ảnh sẽ là những thứ chúng ta cần chụp, đừng quá quan tâm vào chất lượng camera của chúng ta. Một thiết bị tốt hơn chỉ cho chất lượng ảnh chụp tốt hơn, nhưng việc làm cho bức ảnh “sống và có hồn” sẽ không phải do máy ảnh xịn.

    4. Đừng quên mất background (khoảng không gian nền)

    Chúng ta có thể chụp một ai đó hoặc một sự kiện đặc biệt, nhưng chủ để chính chỉ mới tạo ra một phần của khung ảnh. Chỉ cần thay đổi, mở tầm nhin ra một tí, background sẽ hoàn toàn có thể giúp thay đổi chủ đề cũng như làm bật chủ thể.

    Làm thế nào nếu background là trời tối hoặc nền tối? Màu nền chủ đạo là màu gì? Nó có thể làm cho chủ thể nổi bật lên hay không? Nếu background không ổn, kệ nó, thay đổi vị trí đứng (kể cả chủ thể nếu cần thiết) để có thể tìm nguồn sáng tốt hơn.

    5. Hãy nhìn cảnh vật với một góc độ khác

    Thử hạ thấp, xoay máy ảnh 1 tí – mọi thứ sẽ trở nên ảo dịu hơn nhiều. Bất kì một chủ đề nào cũng thế, nếu thay đổi góc nhìn, sẽ có một sự đột phá mới trong chủ đề của tấm ảnh.

    Có thể đến gần hơn hoặc thay đổi góc chụp, tùy theo quyết định của bạn. Đừng tuân theo các quy tắc thông thường và dùng kinh nghiệm cá nhân của mình để thử phá vỡ các quy tắc.

    6. Chụp thật chi tiết

    Đa số mọi người thường chọn chủ đề là con người và cảnh vật làm chủ đề chính khi chụp ảnh. Hãy chú ý một tí với các vật thể, con người cũng như những gì chúng ta nhìn thấy hằng ngày, càng chú ý càng tốt. Việc này sẽ giúp người chụp có thể thấy được “chi tiết” của một vấn đề, từ đó giúp cho chúng ta có cách nhìn nhận khác so với thường ngày.

    Hầu hết các smartphone hiện tại đã có thể chụp cận và lấy nét ở chế độ close up (cận), hãy làm mờ nên, giúp làm nổi bật thêm chủ đề của chúng ta.

    7. Chú ý vào các “đường”

    Ở khắp mọi nơi đều có thể nhìn thấy “đường kẻ”. Chẳng hạn như dây điện, chân trời, thân cây. Chỉ cần một chút vận dụng, chúng ta có thể sử dụng những “đường kẻ” để tạo thành một tác phẩm đẹp.

    Thỉnh thoảng chúng ta có thể sử dụng các “đường”, nơi chúng tập trung để làm nổi bật chủ thể trong bức ảnh, ngoài ra cũng có thể sử dụng các “đường” để tạo thành khung ảnh xung quanh vật thể.

    8. Chờ đợi

    Không đơn giản là chỉ cầm chiếc máy ảnh lên và chụp là nghĩ “xong”, nhiếp ảnh là cả một sự đầu tư bằng đam mê. Muốn có một bức ảnh đẹp, hãy giữ máy lâu hơn một chút, điều chỉnh vị trí đứng, đánh giá ánh sáng, quan sát đối tượng và đợi khoảng khắc “đắc ý” nên chụp mới chính là bức ảnh chúng ta cần tìm.

    Henri Cartier-Bresson là người được xem là cha đẻ của “nhiếp ảnh đường phố”, cụm từ “thời điểm quyết định” cũng được chính ông nghĩ ra. Ông sẽ đứng tại một nơi có ánh sáng tốt và bắt đầu chụp ảnh, tiếp đó phải đợi “khoảng khắc quyết định” xảy ra. Có thể chúng ta sẽ không ai có đủ thời gian để làm như ông, nhưng với cách làm này, những tác phẩm của ông thật sự là một “bức tranh”, các tác phẩm đều khắc họa chân thực cuộc sống và các tác phẩm đều là tuyệt tác không thể nào quên.

    Tham khảo Petapixel

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ