Nắm dữ liệu cá nhân, trình độ học vấn, khối tài sản thậm chí số lần đi viện của 600 triệu người, thế lực bùng nổ của Alibaba đang khiến cả thể giới lo sợ

    Vân Đàm, Trí Thức Trẻ 

    Nắm dữ liệu cá nhân, trình độ học vấn, khối tài sản thậm chí số lần đi viện của 600 triệu người, thế lực bùng nổ của Alibaba đang khiến cả thể giới lo sợ.

    Nắm dữ liệu cá nhân, trình độ học vấn, khối tài sản thậm chí số lần đi viện của 600 triệu người, thế lực bùng nổ của Alibaba đang khiến cả thể giới lo sợ - Ảnh 1.

    Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group Holdings đang lặng lẽ xây dựng một môi trường kinh tế tổng thể dựa trên thanh toán di động và các dịch vụ mà họ cung cấp.

    Từ mua sắm trực tuyến, cửa hàng rau củ và tài chính đến chăm sóc sức khỏe, gã khổng lồ này đang tiến tới nhiều dịch vụ hơn nhằm tạo ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống người dân thông qua điện thoại thông minh. Đổi lại những tiện ích mà họ cung cấp, người dùng đang tự nguyện "dâng hiến" những thông tin cá nhân của họ theo một cách chưa từng thấy.

    Ở một tiệm KFC ở tỉnh Hàng Châu, một sinh viên đang hướng về phía chiếc máy tính tiền để trả cho bữa ăn của mình. Sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, thiết bị này xử lý quá trình thanh toán và sau đó hiển thị thông điệp "thanh toán hoàn tất".

    Alibaba – đơn vị phát triển công nghệ này nắm giữ dữ liệu sinh trắc học để làm dữ liệu nhận diện khuôn mặt. Công ty cũng nắm dữ liệu của khoảng 600 triệu người gồm lịch sử mua sắm, nền tảng học vấn, khối tài sản, số lần đi viện và sử dụng thuốc. Đây cũng là đơn vị dẫn đầu trong công nghệ như trí thông minh nhân tạo.

    Công ty cũng đăng ký điểm tín dụng cho người dùng dưới hệ thống có tên là Sesame Credit. Điểm sẽ tăng nếu người dùng sở hữu ô tô hay có điểm tín dụng tốt trên thẻ tín dụng tốt. Điểm càng cao, họ sẽ càng được nhận nhiều ưu đãi. Điểm số này cũng được sử dụng bởi các nhà tuyển dụng lao động để kiểm tra và bởi các gia đình nếu muốn tìm hiểu trước đối tượng mà con cái họ sắp cưới làm vợ hoặc chồng.

    Mặc những ảnh hưởng xấu như vậy nhưng Trung Quốc – nơi dân số đang ngày một tăng đang phụ thuộc vào các dịch vụ của Alibaba vì tính quá tiện dụng của họ. Một ví dụ là siêu thị Hema – đơn vị vận chuyển cá và hoa quả tươi trong vòng 30 phút sau đơn đặt hàng trên điện thoại thông minh hoàn tất nếu khách hàng nằm trong khoảng 3km so với cửa hàng. Một công ty bất động sản tại tỉnh Sichuan nói rằng một căn hộ có thể tăng giá 10% so với bình thường nếu vị trí của nó nằm trong khoảng đó.

    Tổng lượng thanh toán được sử dụng qua điện thoại thông minh tại Trung Quốc được ước tính đạt 160 nghìn tỷ NDT (tương đương 23,4 nghìn tỷ USD) vào năm 2018, tăng hơn một nửa sau chỉ 1 năm. Một vài cửa hàng thậm chí hiện từ chối thanh toán bằng tiền mặt, gây bất tiện cho một vài người dùng. Chính phủ thì chỉ thị cho 600 nhà bán lẻ như vậy, bao gồm cả Hema – chấp nhận tiền mặt.

    Alibaba đang phát triển nhanh hơn tất cả những gã khổng lồ công nghệ Mỹ từng phát triển mạnh mẽ tước đây. Gần đây cổ phiếu giảm khiến vốn hóa thị trường của họ giảm 30% so với thời kỷ đỉnh nhưng nó vẫn chạm mốc 500 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử chỉ 3,5 năm sau IPO. Trong khi đó, Amazon phải mất 20 năm mới làm được điều này.

    Nắm dữ liệu cá nhân, trình độ học vấn, khối tài sản thậm chí số lần đi viện của 600 triệu người, thế lực bùng nổ của Alibaba đang khiến cả thể giới lo sợ - Ảnh 2.

    Vốn hóa thị trường của Alibaba và Amazon qua các năm.

    Các nhà chức trách châu Âu và Mỹ đang thắt chặt kiểm soát việc sử dụng sai dữ liệu – một bước khác trong nỗ lực giảm lo ngại sau khi ngày càng nhiều người chỉ trích về "hiệu ứng Amazon" - khi cổ phiếu của nhiều công ty lao dốc do lo sợ Amazon.com sẽ tấn công sang những lĩnh vực khác.

    Alibaba cũng có ảnh hưởng to lớn lên nền kinh tế Trung Quốc, khiến nhiều nhà bán lẻ phá sản nhưng 2 công ty này lại có mối quan hệ đối lập với chính phủ nước nhà.

    Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma được ca ngợi bởi nhà chức trách Trung Quốc như là "người kiến tạo nền kinh tế số" trong cuộc họp kỷ niệm 40 năm đổi mới vào ngày 18/12 vừa qua.

    Các nhà chức trách Trung Quốc quan tâm mạnh mẽ tới lượng thông tin cá nhân khổng lồ mà Alibaba đang nắm giữ. Tháng 6/2018, Ngân hàng Quốc dân Trung Quốc đã cho ra đời Nets Union Clearing – một nền tảng dịch vụ thanh toán trực tuyến hợp tác cùng Alibaba và những công ty công nghệ khác.

    Một quan chức ngân hàng này nói rằng nền tảng sẽ giúp ngân hàng quản lý dòng tiền theo thời gian thực.

    Alibaba cũng tham gia vào việc quản lý các thành phố khi hợp tác với lực lượng an ninh. Tại Hàng Châu, họ đã phân tích hình ảnh của hơn 4.500 camera an ninh cho cảnh sát.

    Nhìn chung, càng nhiều dữ liệu Alibaba thu thập được, cộng đồng quốc tế càng trở nên lo ngại.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ