Năm lịch sử của Apple: doanh thu từ các sản phẩm iOS chuẩn bị chạm ngưỡng 1000 tỷ USD
Nhờ iPhone - sản phẩm thành công nhất mọi thời đại - hệ sinh thái iOS đã mang về cả nghìn tỷ USD cho Apple cũng như các công ty phát triển ứng dụng, dịch vụ trên nền tảng này.
Cái nhìn toàn cảnh về hệ sinh thái iOS
Trong suốt 10 năm đầu đời, điện thoại iPhone đã được bán ra 1,2 tỷ chiếc và trở thành sản phẩm thành công mọi thời đại. iPhone cũng mở ra cả một đế chế iOS bao gồm các thiết bị iPod, iPad, Apple Watch và Apple TV với tổng doanh số tính đến nay đã đạt 1,75 tỷ chiếc. Con số này dự kiến sẽ đạt tới 2 tỷ chiếc vào cuối năm 2018.
Doanh số lũy kế các sản phẩm iOS tính đến nay
Doanh thu lũy kế từ các sản phẩm iOS cũng được dự đoán sẽ chạm ngưỡng 980 tỷ USD vào giữa năm nay. Bên cạnh phần cứng, Apple còn có doanh thu từ dịch vụ online (nhạc, phim, sách,…), đạt 100 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại. Thêm vào đó, các nhà phát triển ứng dụng, dịch vụ iOS đã trả cho Apple khoảng 60 tỷ USD kể từ khi iOS bắt đầu đi vào hoạt động. Nguồn thu này hiện đã lên mức 20 tỷ USD mỗi năm.
Điều này cũng có nghĩa là hệ sinh thái iOS nhiều khả năng sẽ mang về cho Apple doanh thu tổng cộng 1000 tỷ USD vào một thời điểm nào đó trong năm nay.
Những con số trên chưa tính đến nhà cung cấp dịch vụ “mobile first” như Facebook, Twitter, LinkedIn, Tencent, Youtube, Yahoo, Google, Baidu, Alibaba, Maps, Gmail, Instagram,… với nguồn doanh thu không hề nhỏ đến từ App Store. Như vậy, doanh thu mà iOS mang về cho các doanh nghiệp đã vượt 500 tỷ USD, và cứ đà này sẽ nhanh chóng đạt mức 300 tỷ USD/năm.
Cùng với việc lượng người dùng iOS và số thời gian họ dành ra trên thiết bị liên tục tăng, vòng quay giá trị mà nền tảng này tạo ra sẽ còn tiếp tục đi lên mạnh mẽ.
Có thể một số người sẽ cho đây là một đế chế dễ vỡ và có thể bị những đối thủ như Microsoft, Google “phá ngang” trong tương lai. Thế nhưng chúng ta vẫn có nhiều lý do để tin rằng iOS hùng mạnh hơn thế rất nhiều.
Không giống như những chiếc điện thoại Nokia, các sản phẩm của Apple luôn nằm trong một hệ sinh thái và không thể tách rời khỏi các phần mềm, dịch vụ bên trong. iOS thậm chí còn đang giữ một vị trí thống trị về phần cứng trong giới doanh nghiệp mà Microsoft vẫn đang ngoắc ngoải chạy theo.
Và mặc dù điện thoại Android từng được coi là khắc tinh của iPhone, cuối cùng thì nhiều người vẫn phải nhìn nhận nó như một “thế phẩm” cho chiếc flagship nhà Táo. Người dùng hiện nay vẫn thường chuyển từ dùng Android sang iOS chứ ít khi có chiều ngược lại. Lý do, một lần nữa, không phải chỉ nằm ở phần cứng mà chính là hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ.
Hướng đến thập kỷ tiếp theo của iPhone, sự kỳ vọng của dư luận có lẽ không còn là một cú nổ lớn như trước đây mà sẽ là một sự cải tiến không ngừng trên các sản phẩm. Thị trường smartphone đang ngày một bão hòa, con đường để Apple giữ thế thống trị sẽ là thu phục nốt những người dùng Android.
Tham khảo Asymco
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI