Não to không biểu hiện cho trí thông minh, "máu dồn lên não" nhiều mới chứng tỏ điều đó

    Kushman, Phys.org 

    Một dự án được thực hiện bởi đại học Adelaide đã phủ nhận giả thuyết rằng sự tiến hoá của trí thông minh tỉ lệ thuận với kích cỡ bộ não. Dự án này chỉ ra mối liên hệ giữa trí tuệ và lượng máu lên não.

    Một dự án được thực hiện bởi đại học Adelaide đã phủ nhận giả thuyết rằng sự tiến hoá của trí thông minh tỉ lệ thuận với kích cỡ bộ não. Dự án này chỉ ra mối liên hệ giữa trí tuệ và lượng máu lên não.

    Nghiên cứu hợp tác giữa Úc và Nam Phi này đã chứng minh bộ não con người trong quá trình tiến hoá không chỉ trở nên to hơn, chúng còn tiêu tốn nhiều năng lượng và sử dụng nhiều máu hơn.

     Từ trái qua phải: Hộp sọ hoá thạch người Australopithecus afarensis, Homo habilis, Homo ergaster, Homo erectus và Homo neanderthalensis.

    Từ trái qua phải: Hộp sọ hoá thạch người Australopithecus afarensis, Homo habilis, Homo ergaster, Homo erectus và Homo neanderthalensis.

    Nhóm nghiên cứu tính toán sự thay đổi của lượng máu chảy qua não của tổ tiên chúng ta qua thời gian, bằng cách xem xét kích cỡ hai lỗ ở đáy hộp sọ mà có động mạch nối lên não. Phát hiện được đăng trong tạp chí Royal Society Science này đã cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi sự tiến hoá của trí tuệ loài người.

    “Kích cỡ bộ não đã tăng lên 350% trong suốt quá trình tiến hoá, nhưng chúng tôi phát hiện lượng máu lên não tăng tới 600%” theo người đứng đầu dự án - giáo sư Emeritus Roger Seymour, từ đại học Adelaide. “Chúng tôi tin rằng điều này có thể liên quan tới nhu cầu thoả mãn những kết nối ngày càng nhiều giữa các tế bào thần kinh, đã cho phép chúng ta có khả năng suy nghĩ và học hỏi phức tạp".

    “Bộ não thông minh cần được cung cấp oxy và dinh dưỡng liên tục từ máu. Bộ não có mức độ trao đổi chất càng cao thì càng cần nhiều máu, nên động mạch cấp máu phải lớn. Các lỗ động mạch trong các hộp sọ hoá thạch cho phép biết chính xác kích cỡ động mạch.”

    Nghiên cứu này là một sự hợp tác giữa đội ngũ Sinh lý - Tim mạch thuộc trường nghiên cứu sinh học thuộc đại học Adelaide và nhóm nghiên cứu Chức năng Não bộ và Viện nghiên cứu về tiến hoá thuộc đại học Witwatersrand.

     Hộp sọ người. Hai điểm đánh dấu mũi tên là hai lỗ động mạch đi qua. Kích cỡ của lỗ này thể hiện lượng máu lên não, liên quan trực tiếp tới mức độ chuyển hoá chất của não và khả năng nhận thức.

    Hộp sọ người. Hai điểm đánh dấu mũi tên là hai lỗ động mạch đi qua. Kích cỡ của lỗ này thể hiện lượng máu lên não, liên quan trực tiếp tới mức độ chuyển hoá chất của não và khả năng nhận thức.

    Đồng tác giả giáo sư Edward Snelling, đại học Witwatersrand cho biết “Hoá thạch sọ cổ đại từ Châu Phi có các lỗ động mạch có kích cỡ tương ứng với sự gia tăng về lượng máu cấp lên não trong não bộ người cổ đại thuốc họ Australopithecus 3 triệu năm trước so với người hiện đại. Trước đây chúng ta không thể biết được cường độ hoạt động của bộ não lúc đó như thế nào, nhưng giờ thì có.”

    Đồng tác giả Vanya Bosiocic đã có cơ hội tới Nam Phi và làm việc với các nhà khảo cổ học có tiếng, nghiên cứu về bộ sưu tập sọ người cổ nhất, trong đó có có giống người Homo naledi mới được phát hiện. “Trong suốt quá trình tiến hoá, sự phát triển chức năng não bộ có vẻ liên quan tới khoảng thời gian cần thiết để trưởng thành. Điều này cũng liên quan tới sự cộng tác của gia đình trong việc săn bắn và bảo vệ lãnh thổ cũng như chăm sóc người nhỏ tuổi,” theo bà Bosiocic. “Sự xuất hiện của các đặc điểm này có vẻ tương ứng với sự gia tăng của nhu cầu về máu và năng lượng của não bộ.”

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày