NASA cho biết đây chính là công cụ nhân tạo đầu tiên giúp nhân loại có thể "chạm vào mặt trời" và giải quyết các câu hỏi đang khiến giới khoa học phải đau đầu trong nhiều thập kỷ qua.
Mặt trời vốn luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất trong hàng trăm triệu năm qua. Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu và hiểu rõ về hành tinh này lại là một thử thách không hề dễ dàng bởi điều kiện cũng như mức nhiệt độ cao trên mặt trời cực kỳ khắc nghiệt.
Sau nhiều năm nỗ lực đầu tư và phát triển, mới đây Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết dự án tàu vũ trụ The Parker Solar Probe của họ đã đạt được một bước tiến lớn trong hành trình chinh phục mặt trời. Dự án này được đặt theo tên của nhà khoa học Eugene Parker, người đầu tiên đặt ra giả thuyết gió mặt trời. NASA cho biết đây chính là công cụ nhân tạo đầu tiên giúp con người có thể “chạm vào mặt trời”.
Vài ngày trước, tàu Parker Solar Probe đã thực hiện thành công chuyến đi từ Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA đến căn cứ quân sự Joint Base Andrew, đều thuộc bang Maryland, và sau đó dừng chân tại bang Florida để tiếp tục thử nghiệm. Nếu như mọi chuyện diễn ra suôn sẻ theo đúng kế hoạch, công đoạn lắp ráp cuối cùng sẽ được tiến hành tại công ty Astrotech Space Operations trước khi NASA chính thức phóng tàu Parker Solar Probe lên mặt trời vào ngày 31/7 tới đây.
Con tàu Parker Solar Probe sẽ chính thức được phóng lên mặt trời vào ngày 31/7 tới đây.
Andy Driesman, quản lý dự án Parker Solar Probe cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi Hạm đội C-17 của lực lượng không quân 436th đã giúp chúng tôi thực hiện thành công chuyến bay này. Đây là chuyến bay quan trọng thứ hai đối với Parker Solar Probe, và chúng tôi rất hào hứng khi đã có mặt an toàn tại Florida để chuẩn bị những khâu cuối cùng cho quá trình phóng sắp tới”.
Theo dự kiến, con tàu của NASA sẽ được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy tại Florida vào ngày 31/7 và thực hiện nhiệm vụ kéo dài trong 7 năm để nghiên cứu, quan sát cũng như trả lời những câu hỏi về mặt trời đang khiến các chuyên gia phải đau đầu trong nhiều thập kỷ qua. Mục tiêu quan trọng nhất chính là với những dữ liệu thu được, quá trình dự báo thời tiết trong vũ trụ sẽ diễn ra chính xác hơn hiện tại.
Nhiều nguồn tin cho biết, dự án trị giá 1.5 tỉ USD này sẽ đưa con tàu Parker đi qua quỹ đạo mặt trời tổng cộng 24 lần với giới hạn cực đại là 6.3 triệu km trong quỹ đạo. Tại đây, nhiệt độ cao đến nỗi có thể nung chảy hoàn toàn thép cũng như một số kim loại khác. NASA sẽ trang bị lớp vỏ carbon cực dày để đảm bảo an toàn cho con tàu trong quá trình thu thập dữ liệu cũng như truyền tải những hình ảnh sắc nét nhất về Trái Đất.
Theo BGR
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập