NASA huấn luyện các phi hành gia tham gia sứ mệnh Mặt Trăng trong phòng thí nghiệm dưới biển ở độ sâu 19 mét
Mùa hè này, các phi hành gia của NASA sẽ cử một đội lặn quốc tế xuống chuẩn bị phòng thí nghiệm dưới nước đặc biệt ở dưới biển Đại Tây Dương, nơi thử nghiệm sức chịu đựng của con người cho sứ mệnh lên Mặt Trăng và Sao Hỏa.
Cơ sở nghiên cứu Aquarius Reef Base là cơ sở hoạt động vĩnh viễn và duy nhất dưới nước hiện nay trên thế giới.
Đây là nơi NASA sẽ tiến hành hàng loạt các thử nghiệm trong sứ mệnh Extreme Environment Mission Operations (NEEMO) kéo dài 10 ngày. Chương trình bắt đầu từ ngày 10/6 và kết quả từ quá trình thử nghiệm sẽ phục vụ cho sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng vào năm 2024.
Bằng cách đưa các phi hành gia xuống dưới đại dương, NASA muốn thử thách khả năng chịu đựng của họ trong môi trường khắc nghiệt trước khi phải ra ngoài vũ trụ trong thực tế.
Tại phòng thí nghiệm này, các nhà khoa học và phi hành gia sẽ tiến hành thu thập dữ liệu giấc ngủ, sự thay đổi của cơ thể và sử dụng công nghệ AR để điều hướng trong phòng thí nghiệm ở độ sâu khoảng 19 mét dưới mực nước biển, ngoài khơi bờ biển gần Key Largo, Florida.
Dẫn đầu phi hành đoàn trong sứ mệnh dưới nước này là Samantha Cristoforetti, một phi hành gia thuộc Cơ quan vụ trụ Châu Âu (ESA). Cô đã ở lại 200 ngày trên vũ trụ trong các sứ mệnh Expedition 41 và 43 trong giai đoạn 2014-2015. Cô cũng là người Châu Âu giữ kỷ lục về chuyến bay vũ trụ dài nhất.
Tham gia phi hành đoàn còn có nhiều phi hành gia và các giáo sư nghiên cứu khoa học khác.
Phòng thí nghiệm này đủ không gian cho 6 nhà nghiên cứu và Đại học quốc tế Florida (FIU), NASA và Hải quân Mỹ sẽ được phép vận hành phòng thí nghiệm này.
Trưởng dự án NEEMO, ông Bill Todd cho biết: "Sự tương đồng giữa việc thám hiểm không gian trong và ngoài phi thuyền sẽ được thể hiện rõ ràng trong nhiệm vụ nghiên cứu dưới đáy biển. Trong phòng thí nghiệm Aquarius, các phi hành gia sẽ phải giải quyết nhiều thí nghiệm và nghiên cứu liên quan đến du hành vũ trụ trong thời gian dài".
NASA đang tích cực chuẩn bị mọi thứ để sớm đưa con người trở lại Mặt Trăng. Tuy nhiên những rắc rối về ngân sách chi cho sứ mệnh này khiến mục tiêu lên Mặt Trăng vào năm 2024 của NASA có thể không đạt được nếu Quốc hội Mỹ không thông qua đề xuất chi ngân sách lên tới 21 tỷ USD cho NASA.
Một số hình ảnh về phóng thí nghiệm dưới biển của NASA:
Tham khảo Space
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI