NASA sẵn sàng cho nổ tàu thăm dò 1,1 tỷ USD vì người ngoài hành tinh

    Kushman, TechInsider.io 

    Nhiệm vụ thăm dò Juno có chi phí 1,1 tỉ USD đã cán mốc vào tối thứ hai vừa rồi khi thâm nhập thành công quỹ đạo sao Mộc.

    Nhiệm vụ thăm dò Juno có chi phí 1.1 tỉ USD đã cán mốc vào tối thứ hai vừa rồi khi thâm nhập thành công quỹ đạo sao Mộc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra vào tháng 2 năm 2018 khi nhiệm vụ này hoàn thành?

    Tàu vũ trụ thường không được nghỉ phép như người. Có một vài tàu vũ trụ đang nằm trên kệ trong bảo tàng, nhưng đó là vì người ta có thể đem nó về.

    Một số tàu thăm dò không người lái quay trở lại được Trái Đất nếu như một phần nhiệm vụ của nó là mang về mẫu thí nghiệm, như tàu Hayabusa, một tàu thăm dò Nhật đã từng đặt chân lên một thiên thạch.

    Juno sẽ không được đối xử như vậy. Số phận nó còn đen tối hơn nhiều. Sau chuyến đi cuối cùng vòng quanh sao Mộc, nó sẽ đi vào trạng thái mà NASA gọi là “giai đoạn thoát li quỹ đạo”.

    Đó là một cách nói mỹ miều cho việc Juno sẽ dành năm ngày rưỡi cuối cùng của mình lao đầu vào sao Mộc. Khí quyển của hành tinh này khắc nghiệt đến nỗi tàu thăm dò sẽ tự bốc cháy.

    Vì đây là NASA nên họ đã tạo ra một đoạn hoạt hình về cái chết của Juno.

    _______

    Vào năm 2003 tàu thám hiểm Galileo cũng gặp phải số phận tương tự.

    Nhưng tại sao lại phá huỷ một vệ tinh giá trị 1,1 tỉ đô bằng cách phi nó vào một của cầu ga đang cháy khổng lồ?

    Lí do chính là người ngoài hành tinh!

    Các nhà khoa học nghĩ cơ hội tốt nhất để chúng ta tìm được các sinh vật ngoài trái đất là Europa, một vệ tinh của sao Mộc có khả năng sở hữu một biển nước bên dưới bề mặt đóng băng. NASA đang nỗ lực tìm hiểu cách để gửi một tàu thăm dò lên Europa để quan sát sự sống tốt hơn. Hai vệ tinh khác, Ganymade và Callisto, cũng nằm trong danh sách này.

    NASA và Phòng Bảo vệ Vũ trụ có luật rất nghiêm về việc gây ô nhiễm vũ trụ, đặc biệt khi điều đó liên quan tới những nơi có thể có sự sống. Logic mà nói, NASA không muốn chi một tỉ đô-la cho con tàu tiếp theo chỉ để tìm sự sống mà hoá ra lại do chúng ta đã vô tình để lạc ra đó.

    Ảnh Europa, chụp bởi tàu Galileo
    Ảnh Europa, chụp bởi tàu Galileo

    Việc phi Juno vào sao Mộc ngăn gây ô nhiễm cho các vệ tinh, do khí quyển sao Mộc và phóng xạ sẽ huỷ diệt mọi vi khuẩn có thể đã bám vào tàu khi phóng.

    Các điều luật an toàn vũ trụ này cũng chính là lí do các tàu vũ trụ phải được lắp ráp trong phòng sạch bởi nhân viên trong các bộ đồ bảo hộ. Khi chúng ta hiểu hơn về thế giới xung quanh chúng ta, các quy luật cũng thay đổi. Cái chết của Galileo thực ra là một thay đổi trong kế hoạch, điều này gợi ý rằng có thể NASA đã bắt được những dấu hiệu đầu tiên của sự sống trên một trong các vệ tinh sao Mộc.

    Cách hi sinh tàu như này cũng hạn chế vấn đề rác thải vũ trụ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ