Ngôi sao gần nhất, đem lại sự sống cho chúng ta vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khám phá.
NASA hiện nay đã có rất nhiều nhiệm vụ khác nhau để khám phá không gian Vũ trụ xung quanh chúng ta, nhưng họ vẫn có những dự tính mới cho tương lai. Mới đây, công ty này thông báo sẽ mở 2 nhiệm vụ mới để khám phá ngôi sao gần với chúng ta nhất: Mặt trời.
Nhiệm vụ đầu tiên có tên PUNCH (Polarimeter to Unify the Corona and Heliosphere) sẽ sử dụng 4 vệ tinh để tìm hiểu thêm về gió Mặt Trời. Gió Mặt Trời có một lượng hạt mang điện rất lớn, có tầm ảnh hưởng không hề nhỏ để các thiết bị được con người phóng lên không gian.
"Không gian giữa các hành tinh không hề trống trải như mọi người nghĩ, mà có rất nhiều các hạt từ Mặt Trời phóng ra. PUNCH sẽ là nhiệm vụ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn gió Mặt Trời và các loại năng lượng khác, giúp tạo những hình ảnh đều tiên về những gì xảy ra giữa Mặt Trời và Trái Đất" - tiến sĩ Craig DeForest từ NASA.
Nhiệm vụ thứ 2 có tên TRACERS (Tandom Reconnection and Cusp Electrodynamics Reconnaissance Satellites), sử dụng 2 vệ tinh để tìm hiểu không gian tầng khí quyển tại Nam Cực, nơi mà từ trường của Trái Đất được bẻ cong, giúp ta tìm hiểu về cách nó tương tác với Mặt Trời.
2 nhiệm vụ sẽ phóng cùng một tên lửa, và 2 vệ tinh TRACERS có thể giúp sức và làm chung nhiệm vụ với 4 vệ tinh của PUNCH. Tất cả sẽ được triển khai vào tháng 8 năm 2022.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"