Nên làm gì khi "cái tôi" của bạn bị đe dọa?

    Long.J,  

    Dù làm bất cứ công việc gì, bạn sẽ phải đối mặt với những lúc mà cái tôi trỗi dậy hoặc bị tấn công - bản ngã của chúng ta luôn phải trải qua hỉ, nộ, ái, ố chứ ít khi được bình yên, nhất là với môi trường công việc căng thẳng và đầy áp lực.

    Cái tôi là gì?

    Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi , Mỗi người đều có cái tôi riêng, không ai giống ai. Từ đó hình thành nên tính cách cá nhân rất khác nhau dù chúng ta cùng sống trong cùng một xã hội. Trong triết học, cái tôi hay bản ngã là phạm trù phản ánh cái riêng có được của trung tâm tinh thần một con người.

    Khi quá tải, thứ gì cũng cần được hạ nhiệt, "cái tôi" cũng vậy

    Trên thực tế, không ít lần áp lực công việc cuộc sống đã thổi bùng cái tôi của chúng ta. Bạn nổi giận đùng đùng và trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay thậm chí là cả bố mẹ bỗng chốc hóa thành "kẻ thù" trong mắt bạn.

    Đây là một trong những phản ứng hết sức bình thường trong tâm trí chúng ta, tuy nhiên bạn cần phải hết sức chú ý đến chúng. Khi những cảm xúc tiêu cực dâng lên, bạn nên xử lý ngay bằng cách:

    - Hít thở sâu vài nhịp, tự hỏi bản thân “Tôi có thể xử lý việc này ngay bây giờ? Hoặc tôi cần chút thời gian để bình tĩnh hơn?”.

    - Khi bạn bình tĩnh hơn sẵn sàng nhập cuộc, hãy đưa ra một câu hỏi mở chẳng hạn, “Hãy giúp tôi hiểu thêm…”, “Hãy giúp tôi hiểu thêm về điều abc này sẽ thay đổi vấn đề của chúng ta ra sao?”.

    Thường thì những tình huống làm bạn cảm thấy như bị “đánh phục kích” là dấu hiệu cho thấy bạn đã bỏ lỡ điều gì đó trong quá trình thực hiện. Khi bạn thuyết trình một dự án, bạn có thể cảm thấy như mình đã đi qua tất cả giải pháp khả dĩ và đây là cách giải quyết tốt nhất và duy nhất. Nhưng khi có ai đó phản biện, điều đó chỉ ra rằng mọi thứ vẫn còn đang trong quá trình và cần được hoàn thiện. Vì vậy, những câu hỏi mở như trên khá là hữu ích.

    Làm thế nào để lắng nghe và kiểm soát cái tôi của bản thân?

    Chắc chắn có những lúc bạn phải đối mặt với tình huống mà công việc của bạn bị “soi”, khách hàng hoặc đồng nghiệp dường như lái mọi thứ theo hướng đánh giá thấp sự đóng góp của bạn. Bạn có thể “phanh gấp rồi tăng tốc trở lại” theo gợi ý ở trên và bước tiếp nhưng bạn cũng cần xem xét kỹ hơn - lắng nghe và không để cái tôi làm bạn lạc đường.

    Đây là một số điều mà bạn nên tự nhắc nhở mình:

    Bạn không phải là người duy nhất có chuyên môn

    Chắc chắn là bạn có nhiều kỹ năng và sự hiểu biết. Nhưng “đối phương” cũng có chuyên môn hay sự thông thái. Chỉ là cách tư duy không giống với bạn, dễ hiểu thôi vì mỗi người có một cái đầu và chẳng ai giống ai.

    Hãy nghĩ cách kết hợp quan điểm của họ và sử dụng điều đó để phục vụ cho lợi ích chung lớn hơn và bạn cũng có thể cùng chia sẻ lợi ích đó.

    Ý tưởng có giá trị cao thể đến từ bất cứ đâu

    Bạn không thể biết được ai là người sau cùng đưa ra cái nhìn có giá trị nhất, nhưng có thể đó không phải là bạn. Có thể là ai đó ở bộ phận điều hành đưa ra một ý tưởng rất tốt (hoặc rất tồi), cũng như có thể là một người làm việc ở nhà máy sản xuất hay phòng giao nhận, thậm chí là lao công hay bảo vệ.

    Tình cờ đi ngang qua vườn táo, bạn ăn thử một quả, thấy chua loét và bạn nghĩ rằng quả nào cũng như vậy? Bạn đã nhầm, có rất nhiều quả ngọt sâu trong kia nhưng liệu bạn có chịu bước chân vào vườn hay không thôi.

    Bạn có thể biết rất nhiều, nhưng bạn không thể biết mọi thứ

    Có chuyên môn sâu là điều tốt, nhưng có một bộ óc "đóng hộp" là không tốt.

    Hãy sẵn sàng học hỏi và tiếp cận mọi thứ không dựa trên quan điểm của những gì mà bạn đã biết mà nên chủ động tìm kiếm cái bạn chưa biết.

    Có thể bạn đang tập trung vào những điều chưa đúng

    Nhiều người tập trung vào kết quả và cách mà kết quả ảnh hưởng đến họ hơn là quy trình, nhưng quy trình cũng rất quan trọng.

    Một khi bạn toàn tâm đầu tư chất xám và tâm huyết cho một công việc nào đó thì thường bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm khi cái tôi bị “tấn công” dù bạn cũng cảm thấy rằng lẽ ra nó có thể tốt hơn.

    Học cách kiểm soát cái tôi này và giữ cân bằng là một thách thức lớn nhưng rất đáng làm. Nó sẽ giúp bạn đào sâu hơn vào quy trình và tiếp nhận nhiều quan điểm hơn, cũng như học cách tạo nên những thành phẩm tốt hơn và là một người cộng sự tốt hơn.

    Theo Fast Company

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ