Nền tảng từng được Google kỳ vọng thay thế cho SMS đang ở bên bờ vực của sự bế tắc
Từ một tương lai đầy hứa hẹn, giờ RCS đang bế tắc bởi sự hỗn độn về tiêu chuẩn của các nhà mạng tại Mỹ.
Ngày 4 tháng 11 vừa qua, sau nhiều đồn đoán cuối cùng Google cũng đã ra mắt nền tảng tin nhắn RCS – được xem là sự nâng cấp so với chuẩn SMS – cho các thiết bị Android thông qua ứng dụng Google Messenger. RCS sẽ cho phép người dùng Android trải nghiệm một nền tảng nhắn tin cao cấp hơn SMS, với các tính năng như trò chuyện theo nhóm, chia sẻ hình ảnh độ phân giải cao, các thông báo về việc đã nhận hay đã mở tin nhắn.
Sự chia rẽ giữa các nhà mạng
Từ tháng Hai năm nay, nhà mạng Sprint đã cho biết họ sẽ hỗ trợ nền tảng này, tuy nhiên cho đến giờ, Sprint vẫn là nhà mạng duy nhất ở Mỹ làm việc đó. Điều này không có gì lạ khi cả hai nhà mạng T-Mobile và AT&T đều đã ra mắt nền tảng nhắn tin RCS của riêng họ.
Nhưng các phiên bản của họ lại không làm việc với phiên bản RSC của Google (hay của Sprint). Thậm chí, trình nhắn tin RCS của AT&T còn không hoạt động được với ứng dụng của T-Mobile và ngược lại. Ngoài ra, cũng chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy điều đó sẽ sớm thay đổi.
Trong khi cả T-Mobile và AT&T đều đã ký vào một thỏa thuận sẽ sớm được công bố của GSMA (Hiệp hội các nhà mạng GSM) về việc chuẩn hóa ứng dụng nhắn tin RCS, nhưng dường như các nhà mạng đều quan tâm hơn đến việc tạo ra một “ứng dụng nhắn tin tiên tiến” cho riêng mình, thay vì một ứng dụng phổ thông có thể loại bỏ SMS. “Hãy đến với AT&T, ứng dụng nhắn tin tiến bộ của chúng tôi mang đến những tính năng không ai khác có.”
Trong khi đó, về phía mình, Verizon thậm chí còn chưa cam kết sẽ sử dụng chuẩn nhắn tin RCS này – nhà mạng này đã có một nền tảng nhắn tin độc quyền của riêng mình không dựa trên RCS, và tất nhiên, nền tảng này cũng không tương thích với bất kỳ dịch vụ nào của các nhà mạng khác.
Nền tảng mới của Google liệu có xử lý được những lộn xộn này?
Đó là chiến lược cạnh tranh của các nhà mạng. Vì vậy, Google muốn các nhà mạng chỉ hỗ trợ cho trình nhắn tin RCS của mình, dựa trên tiêu chuẩn phổ quát của GSMA và cho phép người dùng từ bất kỳ nhà mạng nào cũng có thể sử dụng các tính năng của Google.
Trong khi đó, các nhà mạng như AT&T và T-Mobile lại muốn phát triển một “tiêu chuẩn phổ quát” có thể điều chỉnh, cho phép tương thích chéo giữa các nhà mạng với những tính năng cốt lõi, những tính năng mà họ đều đống ý rằng chúng đủ quan trọng để giữ lại. Ngoài ra, mỗi nhà mạng có thể sẽ tự bổ sung các ưu đãi giá trị gia tăng khác cho các thuê bao của họ, để giữ chân khách hàng ở lại trong hệ thống mạng của mình.
Vì vậy, điều này cuối cùng có thể sẽ dẫn tới việc những gì bạn nhận được là một nền tảng RCS phổ thông, và rất cơ bản. Nhưng cũng có khả năng, những lợi ích kinh doanh sẽ thúc đẩy các nhà mạng đưa ra một tiêu chuẩn phổ thông với ít hạn chế về tính năng hơn. Chắc chắn họ sẽ muốn nền tảng này trở nên cạnh tranh hơn, khi nhà sản xuất smartphone lớn nhất nước Mỹ, Apple, hoàn toàn không có lý do gì để chấp nhận RCS.
RCS cũng mới chỉ xuất hiện giới hạn trên một vài thiết bị. Hiện tại, một smartphone muốn sử dụng được các tính năng của nền tảng nhắn tin cao cấp này, nó không chỉ cần sự hỗ trợ từ nhà mạng, mà còn cần nhận được sự hỗ trợ từ một số giới hạn các thiết bị mà nhà mạng đó cung cấp. Cho đến nay, mới chỉ có một số thiết bị của LG và Samsung hỗ trợ cho nền tảng nhắn tin cấp cao này trên mạng AT&T và T-Mobile (T-Mobile không công bố danh sách cụ thể).
Rõ ràng các nhà mạng mới chỉ thử nghiệm với nền tảng nhắn tin RCS này, và họ dường như không vội vàng với việc làm nó trở nên tương thích hơn, phổ thông hơn, dù GSMA muốn họ làm như vậy. Vì vậy, cho dù việc Sprint chấp nhận nền tảng nhắn tin RCS phổ thông của Google là một bước đi đúng hướng, nhưng các nhà mạng khác của Mỹ có đủ các lý do để gây khó khăn cho tiêu chuẩn của Google.
Hiện tại, chắc chắn RCS không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho các vấn đề của ứng dụng nhắn tin, và ngay cả khi RCS có thể mang lại doanh thu, đặc biệt khi doanh thu đó đến từ những “tính năng độc quyền của nhà mạng”, bạn có thể chắc chắn rằng những nhà mạng như Verizon hay AT&T vẫn sẽ rất cẩn thận cân nhắc bước đi tiếp theo của mình, thay vì vội vàng nhảy vào một nền tảng quá mới mẻ và đầy rủi ro như vậy.
Do vậy, hiện giờ tất cả những gì chúng ta có thể làm với RCS là chờ đợi điều gì sẽ xảy ra với nó trong tương lai, có thể rất xa nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI