Nét đẹp của không gian sống Wabi Sabi: Sự pha trộn của tính đơn giản, tinh tế và tôn trọng sự không hoàn hảo
Có nhiều điểm tương đồng với phong cách tối giản (Minimalism), thẩm mỹ Wabi Sabi cũng được nhiều người yêu thích khi hướng đến không gian sống có tính bền vững và tôn vinh nét đẹp nguyên bản.
Là một trào lưu thiết kế nội thất xuất phát từ Nhật Bản, phong cách Wabi Sabi thường gắn liền với sự đơn giản, tối giản và tôn trọng những vẻ đẹp không hoàn hảo. Phong cách này tập trung vào việc tạo ra môi trường sống tối giản, có tính bền vững nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái, thú vị và đặc biệt không quá tốn kém.
Kết nối với tự nhiên thông qua màu sắc và chất liệu
Khi chọn màu sắc cho không gian nội thất Wabi Sabi, người ta thường tìm đến những gam màu lấy cảm hứng từ thiên nhiên như nâu, xám, xanh, trắng, kem, khơi gợi sự kết nối với những giá trị bền vững của tự nhiên.
Bên cạnh đó, các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, giấy Washi và vật liệu thô cũng được sử dụng nhiều trong phong cách Wabi Sabi để tạo nên một môi trường tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên. Chẳng hạn, bạn có thể trang trí căn nhà bằng những chiếc đèn lồng giấy, bàn trà bằng gỗ tối giản hay những nhành cây khô, những bó hoa khô… để tạo nên một không gian sống giản đơn mà vẫn tinh tế đúng chất Wabi Sabi.
Gợi ý mua sắm:
Bảng màu trung tính và các chất liệu tự nhiên không chỉ tạo nên không gian lắng đọng, dễ chịu mà còn xây dựng được tổng thể hài hòa với những chi tiết nội thất mang dấu ấn thời gian - điểm đặc trưng ở phong cách Wabi Sabi.
Đề cao yếu tố độc đáo và lịch sử bên trong mỗi món đồ, tôn trọng vẻ đẹp của sự “không hoàn hảo”
Thay vì vẻ ngoài bóng bẩy và hoàn hảo, yếu tố độc đáo và lịch sử bên trong một món đồ được quan tâm hơn cả trong phong cách Wabi Sabi, qua đó hướng đến giá trị cốt lõi “tôn trọng tính nguyên bản”.
Đây chính là lý do mà các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, da,... được ưu tiên sử dụng bởi chúng bền đẹp và để lại vẻ “hoài cổ” đặc trưng theo thời gian. Đó có thể là một chiếc bát gốm thủ công đơn sắc với hình dạng hơi “nguệch ngoạc”, chiếc ghế gỗ đã phai màu, mẹt đựng đồ bằng mây tre đan mang đậm nét xưa… Những sản phẩm thủ công xuất hiện rất phổ biến trong những không gian mang hơi hướng Wabi Sabi. Dù không mang hình dáng hoàn hảo nhờ máy móc, chúng vẫn có sức hút từ sự "nguệch ngoạc" không đụng hàng. Một chiếc bát gốm nặn bằng tay có thể không tròn trịa như bát được sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, sự không-hoàn-hảo ấy ở đây bằng một cách nào đó lại trở thành phương tiện để thể hiện gu thẩm mỹ và lối sống của người sở hữu.
Gợi ý mua sắm:
Có thể thấy với Wabi Sabi, chúng ta sẽ đi ngược lại với quan điểm thẩm mỹ thông thường về sự nguyên vẹn tuyệt đối, khi phong cách này tôn vinh những vết tích “không hoàn hảo” mà thời gian để lại trên từng món đồ. Ngày nay, khi người ta mua sắm không ngừng để khỏa lấp nhu cầu được làm đầy cuộc sống, vứt bỏ những đồ dùng vẫn còn giá trị sử dụng bởi chúng đã "cũ" và không còn thời thượng, thì triết lý Wabi Sabi như một lời nhắc về sự chậm lại để trân trọng những gì mình đang có. Thực hành lối sống ứng dụng triết lý Wabi Sabi sẽ giúp chúng ta tìm thấy cái đẹp và niềm hạnh phúc trong quá trình mọi vật đổi thay.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bí ẩn y học: Trái tim được hiến tặng mách bảo chủ nhân mới tìm về nhà chủ nhân cũ, dù danh tính hai bên đã bị giấu kín
Câu chuyện có thật này nằm trong số những bí ẩn khó hiểu nhất của y học trong thế kỷ 20, mà cho tới tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng đi tìm một lời giải thích thỏa đáng.
"Camera iPhone 16 Pro Max chẳng khác đời trước", thực tế sử dụng ra sao?