Hacker tấn công làm tê liệt bệnh viện, đòi tiền chuộc 3,6 triệu USD

    Tuấn Anh,  

    Cuộc tấn công đòi tiền chuộc kéo dài cả tuần khiến nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm, phải chuyển cơ sở điều trị.

    Bệnh viện Hollywood Presbyterian tại Los Angeles (Mỹ) đang trong tình trạng báo động cao nhất sau khi hacker tấn công làm tê liệt toàn bộ hệ thống mạng máy tính và yêu cầu khoản tiền chuộc lên đến 3,6 triệu USD.

    Theo Thenextweb, vụ tấn công trên đã kéo dài một tuần khiến các bác sỹ không thể truy cập vào hồ sơ bệnh nhân để theo dõi thông tin và các kết quả khám. Đây là cuộc tấn công bị cộng đồng lên án rất nhiều bởi việc làm này khiến nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng do không được chữa trị kịp thời.

    Hiện tại bệnh viện Hollywood Presbyterian đã chuyển những bệnh nhân của họ tới các trung tâm y tế khác để tránh bị ảnh hưởng, nhưng dù sao đây chỉ là biện pháp tạm thời. Hiện tại bệnh viện không cung cấp cụ thể số thiệt hại do vụ việc trên gây ra, nhưng nếu kéo dài sẽ còn rất nhiều bệnh nhân khác buộc phải chuyển tới cơ sở y tế xa hơn để chữa trị.

    Cách thức tấn công mà hacker sử dụng được gọi là "Ransomware", nó không phải là hình thức mới. Hiểu đơn giản, hacker đã tấn công chiếm quyền kiểm soát hệ thống mạng tại bệnh viện và cài đặt vào đó phần mềm độc hại dùng để tống tiền. Chỉ khi hacker nhận được tiền, máy tính và mạng tại đây mới có thể sử dụng bình thường.

    Ransomware là một loại hình cụ thể của phần mềm độc hại chứa một mạng hoặc máy tính duy nhất làm con tin cho đến khi một tiền chuộc. Nó có "tác dụng" chính là ngăn chặn người dùng truy cập và sử dụng hệ thống máy tính của họ (chủ yếu phát hiện trên hệ điều hành Windows). Các biến thể Malware dạng này thường đưa ra các thông điệp cho nạn nhân rằng họ phải nộp 1 khoản tiền kha khá vào tài khoản của hacker nếu muốn lấy lại dữ liệu, thông tin cá nhân hoặc đơn giản nhất là truy cập được vào máy tính của họ. Hầu hết các phần mềm Ransomware đều chiếm quyền và mã hóa toàn bộ thông tin của nạn nhân mà nó tìm được (thường gọi là Cryptolocker), còn một số loại Ransomware khác lại dùng TOR để giấu, ẩn đi các gói dữ liệu C&C trên máy tính (tên khác là CTB Locker).

    Thông thường mức giá mà các hacker sử dụng phương thức này đưa ra ở khoảng 500 - 600 USD, tuy nhiên với quy mô bệnh viện lớn, hacker đã đưa ra giá lên tới 3,6 triệu USD.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ