Theo một bài báo vừa đăng tải trên tờ New York Times, Google+ mới là nơi nắm thông tin người dùng cặn kẽ nhất dù mạng xã hội này vắng như chùa Bà Đanh.
“Một số nhà phân tích còn nói Google hiểu về hoạt động xã hội của mọi người còn chi tiết hơn Facebook nữa,” bài báo viết.
So với Facebook, mạng xã hội Google "vắng như chùa Bà Đanh" nhưng Google không lo lắng bởi đường còn dài, chưa biết sau này ai sẽ dùng mạng nào nhiều hơn. Google có tầm quan trọng to lớn với Google vì nó như một cửa sổ giúp doanh nghiệp này nhìn sâu vào cuộc sống số của mọi người để thu lượm những thông tin quý giá mà nhà quảng cáo đang rất cần nắm.
Bởi Google đang áp dụng chính sách một tài khoản dùng cho mọi dịch vụ, từ thư điện tử Gmail đến YouTube, từ Blogspot đến bản đồ nên một khi bạn đã có lần vào Google và không bao giờ quay lại, mọi thông tin của bạn giờ đây cứ chảy đều đặn về máy chủ của Google.
Trước đây khi chưa đẻ ra Google , có thể Google không biết được bạn cũng chính là người tìm thông tin đó, hay xem video kia hay tìm địa điểm nọ trên bản đồ. Nay họ đã có thể xây dựng chân dung tổng hợp một khách hàng sử dụng mọi dịch vụ của họ nhằm phục vụ cho việc quảng cáo.
Vì ý thức được tầm quan trọng của Google , nay Google đã bắt đầu bắt người dùng đăng kí để sử dụng dịch vụ, ví dụ để gởi comment trên YouTube. Google ép người dùng đăng kí mạnh đến nỗi nhiều khách hàng bực mình, nhiều người lo ngại về tính riêng tư.
Doanh thu của Google chủ yếu đến từ chỗ làm trung gian quảng cáo. Một bên là các nơi có nhiều người vào ra như báo, trò chơi trực tuyến, nơi tải video... có chỗ hiển thị quảng cáo (hiện Google có quan hệ với 2 triệu website như thế); một bên là các doanh nghiệp cần quảng bá sản phẩm hay dịch vụ đến đúng người đang cần. Google với kho báu thông tin của mình đang làm tốt vai trò trung gian này. Trước đây họ dùng thông tin khách hàng tìm kiếm để hiển thị quảng cáo khá chính xác.
Nhưng nay khách hàng quảng cáo cần nhiều hơn thế, họ cần nhắm đến đúng người không chỉ đang tìm thông tin liên quan đến sản phẩm mà còn bàn tán với bạn bè về sản phẩm. Đó là cái Google có thể cung cấp.
Cho nên bạn đừng ngạc nhiên vì sao khi bạn đọc tin trên điện thoại di động mà một quảng cáo đúng y sản phẩm bạn đang muốn có lại xuất hiện. Có thể vì hôm trước bạn mới tìm sản phẩm này trên Google hay trước đó nữa bạn viết một email hỏi người quen về sản phẩm đó. Thậm chí có thể bạn viết một mẩu nhỏ đưa lên Google Plus tỏ vẻ tò mò về sản phẩm này.
Hiện nay Google đang đẩy mạnh việc mời các nhãn hiệu tên tuổi tham gia Google như nhiều doanh nghiệp đang xây dựng các fanpage trên Facebook. Ai tham gia được Google thưởng bằng cách cho hiển thị các kết quả liên quan đến nhãn hiệu bên tay phải màn hình tìm kiếm của người dùng. Thay vì bán diện tích đó trị giá cả tỉ USD, Google dùng nó để quảng bá cho Google , chứng tỏ mạng xã hội này quan trọng trong chiến lược đường dài của Google như thế nào. Như Starbucks hiện có 3 triệu người theo dõi trên Google , con số rất nhỏ so với 36 triệu “like” trên trang Facebook. Nhưng họ cập nhật thông tin đều đặn để được cung cấp vị trí tìm kiếm tốt.
Một hiện tượng lạ, là người dùng Google có vẻ có “học thức” cao hơn Facebook – ví dụ tờ Economist có nhiều người theo dõi trên Google hơn là trên Facebook (6 triệu so với 3 triệu). Có vẻ các nhãn hiệu lớn đang bị Google dụ dỗ vì ai đều nói tham gia kiểu đó giúp họ làm công tác tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) vì thông tin đưa lên Google luôn xuất hiện tốt trên kết quả tìm kiếm.
Chữ " " trong Google dường như chỉ bao gồm công ty này, nhưng họ không cần quan tâm đến điều đó. Họ không cần mạng xã hội. Điểm quan trọng nhất là họ có đủ thông tin.
Theo SaigonTimes.vn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương