Nếu có PC với ổ đĩa DVD cách đây hơn 10 năm, bạn có thể nhận được 10 USD tiền bồi thường
Sony, Panasonic, NEC và Hitachi-LG bị kiện vì nâng giá ổ đĩa cao hồi ... hơn 10 năm trước
Nếu như bạn mua một chiếc PC với ổ đĩa DVD trong khoảng thời gian hơn 10 năm trước, rất có thể bạn đã được hoàn tiền 10 USD. Một vụ kiện tập thể nhắm tới các đối tượng sản xuất ổ đĩa “có máu mặt” như Sony, NEC, Panasonic và Hitachi-LG về việc nâng cao giá thành của các ổ đĩa bán cho các công ty làm PC như Dell và HP đã giành được thắng lợi. Nếu như bạn mua một chiếc PC với ổ đĩa DVD trong khoảng thời gian 1/4/2003 đến 31/12/2008, bạn sẽ có thể giành lại 10 USD cho mỗi ổ đĩa.
Bài báo của tờ CNET cho biết, bạn không cần bất kỳ giấy tờ gì chứng minh rằng mình đã mua máy tính chứa ổ đĩa cả, mà người hoàn tiền sẽ chỉ ghi lại tên, địa chỉ email cũng như mã số của ổ đĩa vào thời điểm hiện tại.
Bạn cần phải đi đăng ký lấy lại số tiền nói trên trước ngày 1/7, và số tiền trên sẽ không được chuyển đến bạn cho tới khi các bên bị cáo nộp đủ số tiền. Sony, NEC, Panasonic và Hitachi-LG đã nộp 124,5 triệu USD để đền bù, và số tiền này sẽ đủ để trao trả lại cho chủ sở hữu của 9,3 triệu ổ đĩa DVD đã được bán ra, theo CNET cho biết.
Một điều nữa, đó là để nhận được số tiền này, bạn phải là người dân Mỹ đã mua ổ DVD tại các bang sau: : Arizona, California, District of Columbia, Florida, Hawaii, Kansas, Maine, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Missouri, Montana, Nebraska, Nevada, New Hampshire, New Mexico, New York, North Carolina, Oregon, Tennessee, Utah, Vermont, West Virginia, or Wisconsin.
Theo The Verge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"